Contact

nvt@ngovantrong.com

Hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến

5/26/2017

TÔI LÀ AI?

Trong khi café “chém gió” tại Vũng Tàu cách đây chừng gần 1 năm, bạn Tôi – Nguyễn Thành Công – có đặt cho tôi 1 câu hỏi rất “ngớ ngẩn”

ÔNG LÀ AI? Ngay lập tức tôi trả lời:
T: Tôi là Trọng, Ngô Văn Trọng
C: Trọng chỉ là một cái tên, bất kể ai cũng có thể là Trọng. Vậy ông là ai?
T: Tôi là Trọng, là con của cha mẹ tôi, và là một kỹ sư hàn.
C: Ai cũng là con của bố mẹ họ. Và bất kể ai cũng có thể là kỹ sư hàn, chỉ cần đi học Hàn của ĐHBK. Vậy ông là ai?
……
Tôi bắt đầu “dừng hình” và bắt đầu tự hỏi bản thân. Ơ, thế thực sự TÔI LÀ AI???

Nhiều tháng sau đó, (cho đến ngay cả bây giờ) tôi bắt đầu hành trình của bản thân đi tìm và trả lời câu hỏi đó? Tôi tìm rất nhiều cuốn sách về tâm lý, tham các khóa học kể cả online và offline. Và dần dần câu hỏi đã rõ nét khi tôi được chính bạn tôi hướng dẫn về NLP – Lập trình ngôn ngữ tư duy. Nói thêm, bạn tôi đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc trong gần 2 năm qua để theo học các khóa học của TS. Richard Bandler – một trong 2 người đồng sáng lập NLP.           
Mỗi người trong chúng ta đều được “bao bọc” bởi 6 lớp vỏ tính cách để từ đó hình thành nên sự “duy nhất - unique” của mỗi con cá thể. Bao gồm:

-          Môi Trường – Environment
-          Hành vi – Behavior
-          Năng lực – Capabilities and Skills
-          Niềm tin và Giá Trị - Beliefs and Values
-          Định vị bản thân – Personal Identity
-          Tầm nhìn và sư mệnh – Vission and Mission

Lớp thứ 1: Môi trường - Environment

Các cụ ta có câu: “ở bầu thì tròn, ở ống gì dài”, điều này rất ứng với  lớp vỏ thứ nhất này. Môi trường sống xung quanh một người là yếu tố đầu tiên để bạn đánh giá tổng quan tính cách của người đó. Mỗi chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi những gì xung quanh chúng ta. Do đó, để hiểu một ai đó, việc đầu tiên bạn cần phải hiểu họ đang sống ở đâu? Làm công việc gì? Với ai?... Và từ đó chúng ta có thể định vị được góc nhìn và những tính cách đặc trưng của người đó.

Lớp thứ 2: Hành vi – Behavior

Người ta thường nói: Cơ thể là phần nối dài của não bộ hay tâm trí. Những gì biểu hiện ở hành vi, đều là sự thể hiện những thứ bên trong tư duy của chúng ta. Từ cử chỉ tay chân, hình dáng, cách thức đi lại, nhịp thở, cái bắt tay, ánh mắt, ngôn từ sử dụng… Nó đều thể hiện khung tính cách hoặc trạng thái tâm lý của người đó.
Hiểu được điều này, chúng ta có thể có thể điều chỉnh cách thức tiếp cận và giao tiếp để có được sự “đồng điệu”. Và đó, chúng ta mới thực sự giao tiếp với nhau.
Ví dụ: khi bạn đang nói chuyện với 1 ai đó, mà người đó đan 2 tay trước ngực lại. Thì điều tốt nhất là dừng nội dung đó lại. Bởi khi đó, não bộ của người nghe hoàn toàn đã đóng lại và không tiếp nhận bất kì thông tin nào bạn đưa ra.

Lớp thứ 3: Năng lực – Capabilities and Skills

Mỗi người sinh ra đều có những khả năng thiên bẩm rất riêng và không ai giống ai. Cũng như vậy, quá trình sống, học tập, làm việc sẽ tạo ra những năng lực, kỹ năng rất riêng của từng người.  Và đôi khi những gì chúng ta đã được học, đang làm không hẳn là những gì tốt nhất có thể làm. Và thực tế đã chỉ ra, nhiều người trong chúng ta đang làm (rất giỏi) những công việc mà chúng ta chưa được học một cách bài bản. Và chúng ta chưa từng nghĩ mình sẽ làm tốt ở chỗ đó. Dó vậy, việc tự tìm kiếm những phần thuộc tài năng thiên bẩm (natural talents) để sống vào nó là việc nên làm.
Trong giao tiếp cũng vậy, thường sau những câu hỏi xã giao về công việc, bạn hãy đặt những câu hỏi liên quan đến chuyên môn và sở thích trong công việc của người đối diện. Khi đó ta sẽ hiểu được những gì mà họ quan tâm và tiếp xúc hàng ngày.

Lớp thứ 4: Niềm tin và Giá trị - Beliefs and Values

Có việc là quan trong với người này, những nó không có giá trị gì với người khác. Có người tin vào điều đấng tối thượng, có người thì không. Đó là việc rất bình thường. Với từng cá nhân chúng ta, việc cần làm là lắng bản thân và tìm đúng những gì thuộc Niềm tin và Giá trị của riêng chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ có động lực rất lớn để hành động.
Ví dụ: khi ta tin rằng (với một niềm tin mãnh liệt) chúng ta sẽ trở thành triệu phú ($) ở tuôi 40 thì mọi suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta đều tới kết quả đó. Nó sẽ là động lực để thúc đẩy bản thân thực hiện nó. Hay ai tôi tin và những giá trị từ gia đình và coi gia đình lại nơi có thể cho mình sự bình yên ở mọi thời điểm. Thì suy nghĩ, tình cảm, đều hướng về gia đình.

Lớp thứ 5: Định vị bản thân – Personal Identity
Khá nhiều người nhầm lẫn khi việc định vị bản thân và hành vi. Ví dụ như khi một đứa trẻ lỡ tay là vỡ một đồ vật gì đó, nhiều người lớn sẽ mắng: “mày là loại hậu đậu”. Đây là một kiểu nhầm lẫn khá phổ biến. “loại hậu đậu” là một kiểu định vị cá nhân, còn việc đánh vỡ một đồ vật gì đó nó có tính thời điểm.
Định vị bản thân là tất cả những gì xung quanh một con người, từ gia đình, công việc, khung tính cách… Mỗi chúng ta sẽ tìm cho mình một “con người” của riêng mình. Và đó là sự lựa chọn của chúng ta, chứ không phải là sự nhận xét hay đánh giá của người khác. Vì tự tìm ra “con người” đó, sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định nhanh chóng, dứt khoát. Điều đó có thể giúp chúng ta có được thành công sớm hơn.
Tôi xin lấy một ví dụ của một cậu bạn (em) người được học hành bài bản và tốt nghiệp là kỹ sư cơ khí. Cũng có vài năm làm việc ở chuyên môn. Nhưng sau đó rất nhanh chóng cậu chuyển hẳn sang làm việc phát triên các sản phẩm tự nhiên. Tôi hiểu khi chuyển đổi đó, cậu đã đứng trước lựa chọn xây dựng và sống với “con người” của cậu ấy. Và cậu ấy đã đứng như vậy. Giờ thì cậu ấy là ông chủ của một thương hiệu Trà và kinh doanh khá tốt. Điều quan trọng hơn, là cậu ấy đã tìm thấy chính “con người” của mình mà có khi trước đó cậu cũng không biết.

Lớp thứ 6: Tầm nhìn và sư mệnh – Vission and Mission

Nhiều lúc ngồi một mình và tự hỏi bản thân câu hỏi ngớ ngẩn: không lẽ mình đến trái đất để ăn-ngủ-đụ-ị rồi đi thôi sao?? Đúng! Quả thực với hơn 7.5 tỷ người đang sống trên trái đất này, mỗi người đều có một “sứ mệnh” để tồn tại ở đây. Việc quan trọng là mỗi chúng ta phải tự tìm ra nó chứ không thể có ai đó nói với ta điều này.

Việc bóc từng lớp vỏ cá nhân này, giúp chúng ta hiểu được bản thân mình nhiều hơn. Và khi đó, chúng ta sẽ thực sự sống cuộc sống của chính mình.
Cũng giống như củ hành tây, bóc từng lớp vỏ chúng ta sẽ có được hương vị tốt nhất, tinh khiết nhất của nó.

Và bạn, hãy cứ tìm “hương vị hành tây” của riêng mình nhé! Tôi vẫn đang tìm nó cho riêng mình đây!

NVT-26/5/2017



No comments:
Write comments

Connect me on twitter. You'll get more udpates - https://twitter.com/ngovantrong
Join Our Newsletter