Muốn trở thành một người lãnh đạo thành công. Trước hết, bạn phải trở thành người lãnh đạo hạnh phúc
Bạn sẽ mãi không thể là một nhà lãnh đạo tuyệt vời nếu như bạn không tự tạo niềm vui từ chính công việc của mình. Thế nhưng, nếu bạn cứ mãi vùi mình vào công việc mà bạn không thực sự hứng thú, sẽ chẳng có niềm vui nào xuất hiện. Mức độ hạnh phúc ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhiệt huyết với công việc và đó chính là điều dễ lan truyền nhất. Sự nhiệt huyết với công việc không những có thể lan truyền từ bạn, vị trí lãnh đạo, đến những đồng nghiệp khác, vị trí quản lý, nhân viên, mà còn tác động tới lợi tức cũng như khách hàng của doanh nghiệp của bạn.
“Thái độ tiêu cực chính là sự tàn phá ghê gớm nhất mà chúng ta phải đối mặt tại nhà, tại nơi làm việc và bất kì nơi nào.”
Tiếp tục chịu đựng môi trường mà bạn không có hứng thú giống như việc gieo một cây con trong chỗ đất không phù hợp với nó. Không những sẽ khiến cây con đó không thể lớn lên mà nó còn dần héo rũ. Vậy nên đừng bao giờ đặt mình trong một môi trường không phù hợp với bản thân. Nó sẽ dần bào mòn tài năng, nhiệt huyết của bạn. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà còn tác động tới gia đình, đồng nghiệp – những người tin tưởng và luôn ở cạnh bạn.
Tuy nhiên, yêu thích những việc mình làm không đồng nghĩa với việc bạn phải “mê đắm” công việc, dự án mà mình đang nắm. Vì những lãnh đạo mang trạng thái “mê đắm” đó thường có xu hướng nhìn nhận mọi việc không khách quan. Họ thường bỏ qua những chi tiết quan trọng và suy nghĩ theo cảm tính, không đưa ra được quyết định không chắc chắn mà chỉ thường dựa vào những hy vọng viển vông.
Vậy làm cách nào để chắc rằng bạn đang thích những gì bạn làm và làm những gì bạn thích?
Nhìn nhận việc bạn làm một cách nghiêm túc. Tuy nhiên cũng không nên quá chú trọng vào bản thân. Ngoài ra, cũng nên chia sẻ sự quan tâm đền những người xung quanh có liên qua như đồng nghiệp và cấp dưới của bạn. Có như vậy, môi trường làm việc của bạn và mọi người sẽ được cải thiện, chuyển biến tích cực hơn.
Không nên lên kế hoạch cho mọi thứ. Thay vào đó bạn nên chia nhỏ ra thành những mục tiêu trọng tâm. Sau đó, ủy thác mục tiêu đó cho “Đúng người, đúng việc”.
Bắt tay vào việc gắn kết nhân viên. Nhưng giữ cho mọi thứ theo hướng mà bạn và cả team cảm thấy thoải mái và dễ thuận theo nhất. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như: thử sử dụng những thiết bị mới, mở thêm khóa đào tạo cho bạn và cả team, tạo cơ hội cho mọi người phát biểu nhiều hơn… Những việc làm tuy nhỏ nhưng cũng góp phần khiến không khí làm việc thoải mái hơn. Tạo hứng thú cho những đồng nghiệp xung quanh. Không chỉ thế, lợi nhuận công ty sẽ có những sự chuyển biến rõ rệt.
Đặt khách hàng và đối tác lên hàng đầu. Chú trọng việc tạo cho họ sự hài lòng và vui vẻ. Sẽ chẳng có gì khiến bạn căng thẳng và áp lực hơn việc làm mất lòng một đối tượng là khách hàng, hoặc đối tác của công ty bạn.
–Nguồn: HR Insider–
No comments:
Write comments