Contact

nvt@ngovantrong.com

Hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến

3/08/2014

Làm chủ giận dữ

Giận dữ là một điều không tốt, cho những người xung quanh chúng ta và cho chính chúng ta. Trạng thái giận dữ cũng có tác dụng tích cực là khiến chúng ta nhận thức và phản ứng lại những trường hợp không thuận lợi, ví dụ như khi chúng ta bị đối xử không công bằng, nhờ đó, chúng ta có những hành động nhằm thay đổi tình trạng đó. Nhưng việc giận dữ thường xuyên lại là có hại. Việc làm chủ cơn giận là hết sức cần thiết. Hãy cùng Khoa học 247 tìm hiểu những cách để từng bước hạn chế và làm chủ cơn giận của bản thân.



Để làm chủ được cơn giận của mình, trước hết chúng ta phải học cách nhận thức, đánh giá những suy nghĩ của bản thân khi cảm xúc giận dữ bắt đầu xuất hiện

1. Nhận thức sự phản ứng của các bộ phận cơ thể


Khi cảm xúc giận dữ xuất hiện, hãy dùng tất cả giác quan chú ý đến những bộ phận của cơ thể: dạ dày, ngực, gương mặt. Hãy nhận thấy rằng: tim đang đập nhanh hơn, hơi thở đang gấp hơn, tay của chúng ta đang nắm chặt lại, hai hàm răng đang nghiến chặt lại,…

2. Bình tĩnh lại

Hãy dùng hơi thở để giúp cơ thể bình tĩnh lại. Hãy nhắm mắt, hít thở 10 hơi thật sâu, chúng ta sẽ thấy bản thân bình tĩnh lại. Khi hít thở, hãy tưởng tưởng luồng không khí đi qua mũi, đi xuống bụng. Khi thở ra, hãy tưởng tượng luồng không khí từ bụng được thoát ra ở các ngón tay và ngón chân.

3. Sử dụng tất cả các giác quan

Hãy coi cơn giận như một cơ hội để chúng ta quan sát nó bằng tất cả các giác quan. Hãy cố gắng cảm nhận cơn giận đang tăng dần trong cơ thể, rồi hơi thở sâu giác làm “hạ nhiệt” cơn giận thế nào, cũng có thể hơi thở sâu chẳng có tác dụng gì hết. Dù sao, hãy quan sát cảm giác giận giữ đang tác động tới cơ thể mình.

4. Làm chủ những ý nghĩ

Việc chửi thề và những ý nghĩ như “thật không công bằng”, “mình chẳng làm gì sai cả”,… chỉ làm cho cơn giận tăng thêm mà thôi. Hãy loại bỏ những ý nghĩ như vậy sẽ làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng thường thì rất khó để loại bỏ những ý nghĩ đó ngay khi chúng ta đang bừng bừng giận dữ. Chúng ta chỉ muốn nghĩ như vậy cho hả giận.
Nếu không thể loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực đó cũng không sao, hãy tiếp tục quan sát và nhận thức sự tương tác qua lại giữa những suy nghĩ đó với cảm giác của chúng ta.

5. Nhận thức bản thân

Hãy nhớ rằng chúng ta là một “quan sát viên” đang quan sát những suy nghĩ và cảm xúc của mình chứ chúng ta không phải là chính những suy nghĩ và cảm xúc đó. Khi đã nhận thức bản thân như vậy, chúng ta sẽ không bị cuốn theo những suy nghĩ và cảm xúc đó.

6. Nhận thức được những loại suy nghĩ nào khiến cơn giận tăng thêm

Có những suy nghĩ mà chỉ làm cho cơn giận của chúng ta tăng thêm mà thôi. Nhận ra được những suy nghĩ này, chúng ta sẽ dễ dàng hạn chế được chúng, không cho cơn giận bị khơi lên thêm nữa. Những suy nghĩ dưới đây là tiêu cực và nên tránh:
Nói quá lên: ví dụ, khi bực mình, chúng ta luôn nói quá lên, khái quát hóa những chuyện đơn lẻ, chẳng hạn: “anh luôn luôn bỏ mặc tôi” – thực ra sự bỏ mặc chỉ là 1 sự việc đơn lẻ trong hiện tại, “anh không bao giờ tôn trọng tôi” – thực ra sự không tôn trọng chỉ là 1 sự việc đơn lẻ trong hiện tại. Hãy tránh việc nói chung chung như vậy, hãy nói những gì diễn ra trong hiện tại mà thôi.
“Đi guốc vào bụng” người khác: ví dụ, “tôi biết anh nghĩ là tôi rắc rối quá”. Đừng bao giờ phỏng đoán và tỏ ra là mình “đi guốc vào bụng” người khác.
Trách móc người khác về cơn giận của mình: ví dụ: “chính anh làm cho tôi giận dữ”. Hãy nhớ rằng cơn giận là của chúng ta, chúng ta chịu trách nhiệm về cơn giận của chính mình.
Giận dữ không bao giờ tốt cho chúng ta. Giận dữ làm cho chúng ta mệt mỏi, gieo vào chúng ta những hạt giống tiêu cực, hình thành những suy nghĩ, nhận xét tiêu cực về người khác, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của chúng ta. Hãy cùng thực tập những bước trên đây để dần dần làm chủ được cảm xúc giận dữ của mình. Chúc các bạn thành công.
Lily @ Khoa học 247.


No comments:
Write comments

Connect me on twitter. You'll get more udpates - https://twitter.com/ngovantrong
Join Our Newsletter