Contact

nvt@ngovantrong.com

Hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến

9/07/2016

Tiềm thức và Ý thức

TIỀM THỨC LÀ GÌ?

Điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn ở đây không phải là cái gì đó siêu hình hay môt học thuyết mới. Đó là những gì mà Napoleon Hill đã từng nhấn mạnh “Nó là phần quan trọng nhất trong toàn bộ học thuyết về sự thành công”. Tâm trí bạn có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ.
Vậy chúng ta có bao nhiêu tâm trí?
Nói một cách ngữ nghĩa, mỗi chúng ta chỉ có một tâm trí. Nhưng nó gồm có 3 phần: nhận thức, tiềm thức và siêu thức.
Nhận thức, tiềm thức và siêu thức. Thật là lộn xộn? không như vậy cho tới khi bạn đọc xong bài viết này. “Ngay khi bạn quyết định, cả vũ trụ sẽ hiệp lực giúp bạn” – Ralph Waldo Emerson.
Bạn đang thắc mắc hình như tôi đang giới thiệu hơi lan man. Vấn đề mà bạn đang quan tâm ở đây là Tiềm thức là gì, cách thức vận hành và chức năng của nó ra sao mà. Nhưng hãy khoan, tôi tin chắc rằng bạn cũng muốn hiểu một cách tổng quát rồi mới đến cụ thể. Vừa rồi là phần mở đầu để bạn thấy được Tiềm thức được lấy ra từ đâu, giờ thì tôi sẽ bắt đầu ngay vào vấn đề về TIỀM THỨC. Còn Nhận thức, siêu thức và mối quan hệ của chúng với tiềm thức thì sao, bạn cũng sẽ được hiểu sâu nó ở những bài viết sau của tôi.


TIỀM THỨC – SỨC MẠNH TIỀM ẨN BÊN TRỌNG BẠN

Bạn muốn CHIẾN THẮNG? Bạn muốn VƯỢT QUA chính mình? sức mạnh TIỀM THỨC sẽ giúp bạn làm được tất cả điều đó.
Trước tiên, một Định nghĩa rõ ràng về Tiềm thức sẽ giúp bạn nắm được ngay cốt lõi của vấn đề
Tiềm: tiềm tàng, phần ẩn sâu bên trong
Thức: thức tỉnh, nhận thức
Tiềm thức là phần ẩn sâu trong tâm trí mà chúng ta không thể nhận biết được hết. tiềm thức hình thành từ những kí ức sâu kín nhất mà ở cấp độ ý thức không thể nhận biết được. nó được xem như một tảng băng trôi. Tầng sâu cùng, tận cùng nhất đó là những trải nghiệm từ kiếp trước. Tầng tiếp theo đó là những trải nghiệm từ đời bố mẹ. Tầng trên cùng-tầng chiếm nhiều nhát trong tiềm thức của bạn đó là tất cả những trải nghiệm trong quá khứ của chính bản thân bạn.
Trải nghiệm bao gồm trải nghiệm tích cực và trải nghiệm tiêu cực. Trải nghiệm tích cực sẽ tạo nên con người màu XANH – con người luôn nhìn về phía tương lai, luôn tạo động lực tiến về phía trước.
Trải nghiệm tiêu cực tạo nên con người mà ĐỎ, con người này luôn nhìn về quá khứ, luôn kéo bạn về phía sau.

TIỀM THỨC HÌNH THÀNH CĂN BẢN BỞI NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Tiềm thức hình thành căn bản các hành vi và tính cách của bạn.
Những trải nghiệm vui, buồn và những bài học kinh nghiệm sẽ được tổng hợp, giữ lại trong tiềm thức mà ý thức bạn không hề nhận biết được. rồi đến một thời điểm ý thức của bạn dường như đã quên những trải nghiệm đó nhưng nó lại biểu hiện ra tính cách và hành vi của bạn.
Ví dụ: Lúc tôi vừa hơn một tuổi, trong những giấc ngủ say, một vài lần tôi bị cậu em trai họ 6 tuổi áp sát vào tai, hét lớn, dọa nạt cho tôi tỉnh ngủ và khóc. tôi đã giật mình, khóc thét, hoảng sợ. Từ đó tôi rất hay khóc và sợ người lạ. lớn lên tôi chẳng hề biết gì về chuyện đó, chỉ nghe mẹ kể lại. tôi vẫn lạnh lùng, sợ hãi, hay khóc và trốn sau lưng mẹ mỗi khi gặp người lạ. cho đến bây giờ, tôi vẫn thấy khó khăn trong giao tiếp với những người gặp lần đầu tiên.
Tiềm thức chứa đựng mọi thứ trong tâm trí của bạn, đó là những thứ mà bạn không ý thức được. Chẳng hạn, bạn hãy ngưng đọc những dòng này và lắng nghe những âm thanh hiện hữu xung quanh mình, những âm thanh mà bạn đã không hề ý thức cho đến thời điểm hiện giờ.
Một số thứ khác trong tiềm thức mà bạn có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến chúng, giống như bạn không để ý rằng mình đang bồn chồn cho đến khi ai đó nhắc bạn rằng hãy thôi đừng bồn chồn nữa.

CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA TIỀM THỨC?

Tiềm thức của bạn là một đứa trẻ 5 tuổi. Tất cả những gì bạn nhìn, nghe, thấy, cảm nhận đều được ghi lại trong tiềm thức. Nó ghi nhận tất cả những thông tin mà ý thức nhập vào một cách không chọn lọc, không biến đổi dù đó là trải nghiệm tích cực hay tiêu cực. đặc biệt hơn tiềm thức của bạn rất yêu chuộng mà sác và hình ảnh. Tiềm thức ghi nhớ các thông tin mang tính hình ảnh và màu sắc rất nhanh. nói một cách đơn giản tiềm thức chính là sự phiên dịch của ý thức.
Con người chúng ta làm việc với 90% tiềm thức và 10% là ý thức. bởi vậy 90% tiềm thức này sẽ tạo nên sức mạnh giúp bạn bứt phá hiệu quả và đạt mục tiêu.

“TIỀM THỨC LUÔN CHIẾN THẮNG Ý THỨC”.

“Ý thức quyết định hành động, tiềm thức quyết định phản ứng; và phản ứng quan trọng cũng như hành động.” – E. Stanley Jones

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN VẬN DỤNG ĐƯỢC SỨC MẠNH TIỀM THỨC KHAI SÁNG BẢN THÂN, BỨT PHÁ VÀ CHIẾN THẮNG?

Tiềm thức mang một sức mạnh vô biên của sự thống nhất. Nó thống nhất từ tất cả những gì mà ý thức nhập vào. Do vậy muốn điều khiển tiềm thức trước tiên bạn phải điều khiển được ý thức của mình. Đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp cho tiềm thức những suy nghĩ, thái độ sống và trải nghiệm tích cực. ví dụ: bạn muốn trở thành một người hòa đồng thân thiện, bạn cần giao tiếp với bản thân ‘mình là người thân thiện, mọi người luôn êu quý mình…’ và có những hành động tốt, hướng về mọi người.
Tiềm thức không khi nào ngừng làm việc và không khi nào nghỉ ngơi. nó mang một sức mạnh kì diệu. nó hoàn toàn có khả năng biến tát cả những gì trong suy nghĩ, mong muốn, khát khao của bạn thành hiện thực.
Với riêng bản thân tôi, những trải nghiệm tích cực tạo động lực cho tôi tiến về phía trước, trải nghiệm tiêu cực sẽ cho tôi mạnh mẽ hơn, để con người màu xanh trong tôi chiến thắng.
Tôi đã áp dụng sức mạnh tiềm thức vào việc giải quyết khó khăn trong giao tiếp với người lạ. trước mỗi cuộc nói chuyện, tôi thường hít thở thật sâu, tự giao tiếp với chính mình ‘ mình là một cô gái tuyệt vời, mình rất tự tin, mình nói chuyện rất thú vị, người ta rất thích nói chuyện với mình…’ Cứ thế lặp đi lặp lại với tiềm thức đến khi quên mất cả sự lúng túng, ngại ngùng. Kết quả là trong vài ngày gần đây đã có gần chục người nhận xét tôi tự tin và hài hước.

CHỨC NĂNG CỦA TIỀM THỨC LÀ GÌ?

Bảo tồn cơ thể: Một trong những mục tiêu chính của nó là sự sống còn của cơ thể lý tính của bạn. Nó sẽ đấu tranh chống lại bất kể thứ gì có vẻ là hiểm hoạ đối với sự sống còn. Vì thế nếu bạn muốn việc từ bỏ một hành vi được dễ dàng hơn, hãy cho tiềm thức của bạn thấy rằng hành vi đó có hại đối với cơ thể.
Điều khiển cơ thể: Tiềm thức đảm nhiệm tất cả các chức năng thể lý cơ bản của bạn (thở, nhịp tim, hệ miễn dịch, v.v.). Thay vì bảo với tiềm thức sức khoẻ hoàn hảo là như thế nào, hãy cố gắng lắng nghe và “hỏi” xem nó biết gì về sức khoẻ hoàn hảo và bạn cần gi để có được điều đó.
Giống như một đứa trẻ 5 tuổi: Giống như một đứa trẻ, tiềm thức thích phục vụ, cần có hướng dẫn rõ ràng, và nghe theo hướng dẫn của bạn rất sát nghĩa đen. Vì vậy nếu bạn nói “Công việc này đúng cơn nhức cổ (pain in the neck – ý chỉ công việc khó khăn, bức bối)”, tiềm thức của bạn sẽ tìm cách để đảm bảo rằng bạn nhức cổ thực sự khi làm việc! Tiềm thức cũng rất “đạo đức” theo cách mà mọt đứa trẻ đạo đức, có nghĩa là dựa trên những chuẩn mực đạo đức được dạy và được chấp nhận bởi cha mẹ bạn và những người xung quanh. Vì thế nếu bạn được dạy dỗ rằng “tình dục thật ghê tởm” tiềm thức của bạn sẽ phản ứng với lời dạy đó thậm chí ngay cả khi ý thức của bạn đã loại bỏ điều đó.
Giao tiếp thông qua cảm xúc và hình tượng: Để thu hút sự chú ý của bạn, tiềm thức sử dụng cảm xúc. Ví dụ như, nếu bạn tự nhiên cảm thấy sợ hãi, tiềm thức của bạn đã phát hiện, có thể đúng nhưng cũng có thể sai, rằng sự sống còn của bạn đang bị đe doạ.
Lưu giữ và tổ chức trí nhớ/ký ức: Tiềm thức quyết định nơi nào và cách nào mà các ký ức của bạn được lưu giữ. Nó có thể giấu đi một số ký ức nào đó (nhưng ký ức về những tổn thương) chứa đựng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ cho tới khi bạn đủ chín chắn để xử lý chúng một cách có ý thức. Khi tiềm thức cảm nhận rằng bạn đã sẵn sàng (bất kể bạn có nghĩ, một cách có ý thức, là bạn đã sẵn sàng hay chưa), nó sẽ gợi lại chúng để bạn có thể đáp lại những ký ức đó.
Không xử lý thể phủ định: Tiềm thức tiếp thu hình ảnh hơn là từ ngữ. Vì thế nếu bạn nói “Tôi không muốn trì hoãn công việc” tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh trong đó bạn đang trì hoãn công việc. Để đổi bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (bức tranh bạn đang trì hoãn) sang trạng thái tích cực (bạn không trì hoãn) cần thêm một bước nữa. Vì thế, tốt hơn là hãy bảo với tiềm thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc!”
Tạo nên các liên kết và học nhanh hơn: Để bảo vệ bạn, tiềm thức luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ và luôn làm việc, và cố rút ra những bài học từ mỗi trải nghiệm. Ví dụ như, nếu bạn trải qua một điều gì tồi tệ ở trường, tiềm thức của bạn có thể sẽ chọn tống tất cả các trải nghiệm học tập của bạn vào mục “chuyện này sẽ không vui vẻ gì”. Nó sẽ cảnh báo bạn bằng các hình thức như đổ mồ hôi tay và sự căng thẳng lo lắng bất kể khi nào bạn thử/học một cái gì đó mới mẻ. Nhưng nếu bạn giỏi thể thao, tiềm thức của bạn sẽ nhớ rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và bạn sẽ cảm thấy tích cực và tràn trề năng lượng khi có liên quan đến những hoạt động thể chất.

TIỀM THỨC CÓ KHẢ NĂNG NHƯ THẾ NÀO, CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN NLP (LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY)?

Tiềm thức thực sự có khả năng tạo nên những rào cản đối với nhận thức dưới dạng “phòng vệ tâm lý”; còn NLP còn thể cung cấp thuốc giải độc. NLP trao cho bạn những công cụ giúp thay đổi hành vi theo cách phù hợp với các giá trị của bản thân. NLP giúp chúng ta lưu giữ nhận thức ở nơi cần thiết. Hơn nữa, việc áp dụng NLP sẽ mang lại nhiều niềm vui, và như thế sẽ tạo thêm nhiều hứng khởi trong cuộc sống.
Ví dụ như con người thường cảm thấy không thoải mái và tránh né những thứ mà họ cho rằng tốt hơn là không nên dính vào. Còn NLP thì giúp họ trở nên quyết đoán và chủ động hơn trong cuộc sống một cách dễ dàng, bởi vì nó mở ra một con đường tích cực cho hành động.
Theo cách như vậy thì tiềm thức sẽ chẳng còn tự làm rối chính nó để tạo ra thêm những rào cản và phòng vệ. Lo lắng sẽ giảm đi, con người luôn gắn kết với niềm vui, sự đam mê cùng với những giá trị cao quý. Khi con người chuyển sang trạng thái này, họ sẽ trở nên đầy hấp dẫn và thành công hơn.

Nguồn: Set a Fire
Tiêu đề đã được chỉnh sửa


No comments:
Write comments

Connect me on twitter. You'll get more udpates - https://twitter.com/ngovantrong
Join Our Newsletter