9 bài diễn thuyết TEDx đầy hấp dẫn sẽ hướng dẫn cho bạn từ cách truyền cảm hứng cho những người xung quanh, cách để đạt được hạnh phúc thực sự, đến những thói quen cần rèn luyện để có một cuộc giao tiếp ý nghĩa, kèm theo là các cuốn sách của 1 số tác giả dành cho những bạn muốn tìm hiểu sâu về chủ đề được trình bày.
Số 1: Mọi người mua "lý do tại sao", không phải "cái gì"
Trong một bài thuyết trình TEDx đặc biệt ấn tượng, tác giả và và nhà tư vấn Simon Sinek đã nói về cách các nhà lãnh đạo vĩ đại truyền cảm hứng cho nhân viên của mình như thế nào. Để làm được điều này, anh đã chia sẻ về nhiều lĩnh vực khác nhau; nhưng bài học ý nghĩa nhất mà tôi nhận được là thực tế khi mọi người ủng hộ một thứ gì đó - dù đó mà một quyết định mua hàng phổ thông hay tầm nhìn của người lãnh đạo - họ bị thu hút bởi "lý do tại sao," chứ không phải "cái gì."
Nói cách khác, mọi người "mua" một ý tưởng trừu tượng, và một thứ để giúp họ khác biệt với những người ngoài kia. Một trong những ví dụ hay nhất của Sinek là về cách Apple xây dựng thương hiệu của mình.
Apple khuyến khích các khách hàng "hãy tư duy khác biết" và trở thành một con người độc lập khi họ mua một chiếc máy tính Apple. Khách hàng không mua một chiếc máy tính vì bản thân nó, họ mua một chiếc máy tính vì ý tưởng đằng sau nó.
Link: How great leaders inspire action
Link: How great leaders inspire action
Cuốn sách tham khảo: Bắt đầu với câu hỏi tại sao?
Số 2: Yếu đuối là điểm khiến chúng ta là con người
Bài nói chuyện của Brené Brown khám phá một mặt khác trong cách tiếp cận con người - thông qua sự yếu đuối. Brown, một giáo sư nghiên cứu tại đại học Houston, khuyên nhủ rằng yếu đuối chính là sự biểu đạt hay sự khẳng định những suy nghĩ và cảm xúc mà thường thì bạn sẽ không tiết lộ ra ngoài.
Xã hội có thể gây áp lực cho chúng ta theo nhiều cách, để cản trở những cảm xúc mạnh mẽ và sâu kín nhất chúng ta, nhưng nếu bạn thực sự muốn kết nối với một ai đó, và chạm tới tận sâu tâm hồn mình, bạn cần đi tìm sự dũng cảm để thể hiện chính sự dễ tổn thương đó.
Điều này vô cùng quan trọng ở cả cấp độ cá nhân cũng như công việc, bởi vì sự rạch ròi và đồng cảm có thể giúp các tổ chức phát triển - cũng như các kỹ năng sống này có thể tác động tới mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ cơ bản khác.
Link: The power of vulnerability
Cuốn sách: Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại
Cuốn sách: Sự Liều Lĩnh Vĩ Đại
Số 3: Hạnh phúc khiến chúng ta làm việc hiệu quả hơn, và nó chỉ đến từ bên trong bạn
Ok, câu nói trên có một phần rất rõ ràng: Một nhân viên hạnh phúc hơn là một nhân viên làm việc hiệu quả hơn, và Shawn Achor, người tự gọi chính mình là "một nhà nghiên cứu hạnh phúc," đã chứng minh sự thật hiển nhiên này.
Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc hiệu quả hơn, bạn phải phấn đấu để trở nên hạnh phúc hơn, Achor nói. Nhưng, đối với rất nhiều người, điều này lại đặt ra một nghịch lý, khi chúng ta đang hàng ngày chủ động tìm kiếm hạnh phúc từ bên ngoài, vất vả để có nhiều nhiều tiền, một vị trí cao hơn hay một cuộc sống tốt hơn.
Nhưng, hạnh phúc, Achor nói , chỉ có thể đến từ bên trong: Tất cả những yếu tố ngoại lai bạn nghĩ có thể làm bạn hạnh phúc (tiền, an toàn, nổi tiếng, vv.) chỉ là một yếu tố có khả năng dự báo hạnh phúc khoảng 10%.
Tôi khuyên bạn nên xem bộ phim tài liệu mang tên Hạnh phúc sản xuất năm 2011. Chương trình này khám phá những thứ khiến mọi người hạnh phúc trên khắp thế giới, và nó khá thuyết phục.
Link: The happy secret to better work
Link: The happy secret to better work
Cuốn sách: Lợi thế của hạnh phúc
Số 4: Các mối quan hệ quyết định sự thành công và sự hài lòng của chúng ta
Nói về hạnh phúc, giáo sư tâm lý Robert Waldinger có trình bày một số kết quả và bài học từ một nghiên cứu lâu dài nhất về hạnh phúc từng được thực hiện. Ông tìm thấy một số các kết luận giống như của Achor và nhấn mạnh trong bài nói chuyện của mình rằng rất nhiều con đường "quen thuộc" dẫn đến hạnh phúc không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như ta nghĩ.
Thay vào đó, ông nói, ông phát hiện ra rằng chỉ số lớn nhất dự báo hạnh phúc chính là chất lượng các mối quan hệ của ta với những người xung quanh mình. Bài học lớn nhất của tôi? Đừng bao giờ bỏ mặc gia dình hay bạn bè của mình để chạy theo tiền bạc hay quyền lực.
Link: What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness
Link: What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness
Số 5: Biện hộ là sẽ chỉ kìm bước bạn
Larry Smith đã có một bài trình bày dí dỏm mang tên "Tại sao bạn sẽ không có một sự nghiệp lớn lao." Trong bài nói chuyện, giáo sư kinh tế tại đại học Waterloo, nói đùa rằng ai cũng muốn có một sự nghiệp vĩ đại, nhưng hầu hết chúng ta rồi sẽ không đạt được như thế. Liệu đây có phải vấn đề may mắn? Có phải những sự nghiệp vĩ đại chỉ dành những thiên tài thông minh và lành nghề nhất trong đất nước của chúng ta? Không thực sự như thế.
Thực tế, Smith lập lập rằng, những lời biện hộ - những biện minh về việc tại sao rất nhiều người trong số chúng ta sẽ không bao giờ có một sự nghiệp lớn lao - lại là một phần nguyên nhân khiến chúng ta không có được nó. Hãy ngừng biện họ. Thay vì đó hãy đứng dậy và làm việc.
Link: Why you will fail to have a great career
Cuốn sách: Không sợ hãi, không biện hộ
Cuốn sách: Không sợ hãi, không biện hộ
Số 6: "Sắp" là chìa khóa để giải quyết các vấn đề
Trong bài thuyết trình của mình, nhà tâm lý học Caral Dweck giới thiệu hai cách tiếp cận để giải quyết một vấn đề trông có vẻ bất khả thi, hoặc ít nhất là rất khó khăn. Phương pháp đầu tiên nói rằng, "Mình không thể giải được," ngừng cố gắng và chuyển sang cái khác. Phương pháp thứ hai nói rằng, "Tôi vẫn chưa sẵn sàng giải quyết vấn đề này," phỏng theo thứ Dweck gọi là lối "tư duy tăng trưởng" có thể giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức hoặc kinh nghiệm cần cho việc giải quyết vấn đề.
Chìa khóa để giải quyết các vấn đề là một não trạng "sắp." Điều bạn cần hiểu là kể cả khi một vấn trông có vẻ rất khó khăn, bạn có thể cải thiện chính mình (và môi trường xung quanh) để giải quyết nó.
Link: The power of believing that you can improve
Cuốn sách: Tư duy
Link: The power of believing that you can improve
Cuốn sách: Tư duy
Số 7: "Để sau" là thói quen chúng ta phải học cách thay đổi
Tim Urban, một blogger của trang Waitbutwhy.com (blog ưu thích của tôi), đã đưa những hình vẽ nổi tiếng và hài hước của mình lên sân khấu TED để minh hoa cho lý thuyết của anh về lý do khiến chúng ta trì hoãn, và cách để vượt qua "con khỉ ham thỏa mãn tức thời."
Urban chỉ ra rằng cuộc đời không như những gì mà chúng ta nghĩ nó là (anh minh họa điểm này bằng cách cho khán giả xem "kế hoạch của cuộc đời" của mình). Sau đó anh giải thích rằng tất cả những gì chúng ta cần hiểu là khi chúng ta lần lữa, chúng ta đã trì hoãn nhiều thứ hơn những gì mình nhận ra.
Link: Inside the mind of a master procrastinator
Cuốn sách: Wait but why
Link: Inside the mind of a master procrastinator
Cuốn sách: Wait but why
Số 8: Lắng nghe là thứ vô cùng quan trọng trong giao tiếp, và tất cả chúng ta đều yếu kĩ năng này
Trong bài thuyết trìnnh mạnh mẽ này, người dẫn chương trình radio Celeste Headlee chia sẻ 10 chiến lược để có một cuộc hội thoại tốt hơn. Tất cả các bí kíp này đều rất tuyệt vời và tôi khuyên bạn nên xem hết bài diễn thuyết để hiểu tất cả chúng, nhưng bài học thu được lớn nhất của tôi ở đây là tất cả chúng ta đều là những người lắng nghe kém - hay ít nhất thì chúng ta cũng không chịu cải thiện.
Lắng nghe là cách duy nhất để có một cuộc trò chuyện thực sự, có ý nghĩa với một ai đấy, Headlee nói, nhưng chúng ta thường xuyên bị xao lãng, hoặc giả vờ lắng nghe hơn, hơn là thực sự chú tâm vào những người kia đang nói.
Link: 10 ways to have a better conversation
Link: 10 ways to have a better conversation
Số 9: Không phải ai cũng biết sinh ra mình sẽ làm gì
Có một thần thoại trong văn hóa của chúng ta cho rằng ai cũng có một tiếng gọi - nghĩa là mọi người cuối cùng rồi sẽ tìm ra chính xác mình giỏi thứ gì, tài năng của mình là gì, và mình cực kì thích làm gì để kiếm sống.
Nhà huấn luyện sự nghiệp Emile Wapnick lập luận rằng mặc dù điều này có thể đúng với một số người (những nhà chuyên môn), rất nhiều trong số chúng ta là những người "đa tiềm năng," giỏi rất nhiều thứ, hay có sở thích thay đổi theo thời gian.
Link: Why some of us don't have one true calling
Link: Why some of us don't have one true calling
Tôi nghĩ ai cũng nên xem các bài thuyết trình TEDx, và TED nhiều hơn. Chúng ta đều có rất nhiều thứ để học hỏi từ người khác, và những bài học trên đây mới chỉ là điểm khởi đầu
Cho dù bạn có đang tìm kiếm động lực, cảm hứng, các ý tưởng mới, hay những mẹo hữu dụng, hoặc bạn chỉ mới đang tò mò về thế giới xung quanh mình đang phát triển như nào, TED là một nơi tuyệt vời để làm điều này. (Hơn nữa bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10' mỗi ngày thôi).
Trạm Đọc (Read Station)
Theo: Entrepreneur
Theo: Entrepreneur
No comments:
Write comments