Contact

nvt@ngovantrong.com

Hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến

4/16/2020

Design Thinking - Làm gì để có được nghành công nghiệp sản xuất máy thở nói riêng, thiết bị y tế nói riêng

I. Một số ý thực tế về thiết bị y tế

  1. Họ (out side of VN) có nhiều sản phẩm, thiết bị giải pháp mà cả thế giới dùng, chúng ta chưa có
  2. Họ ban hành tiêu chuẩn thế giới cho các nước cùng sử dụng, trong khi chúng ta ban hành theo nhưng không quan tâm đến năng lực nghiên cứu, đào tạo, sản xuất trong nước.
  3. Họ thuê chúng ta (KOLs Bác sĩ, Giáo sư; Chuyên gia tư vấn; Kỹ sư; Bán hàng; Kinh doanh; Services) để cung cấp sản phẩm cho thị trường. Chúng ta chỉ làm thuê, bán thuê thì ổn chứ tự làm là teo.
  4. Covid-19 là thách thức, khó khăn. Nhưng nó có thể sẽ là cơ hội để quý vị thay đổi suy nghĩ, làm mới chính mình và vươn tới những mục tiêu lớn lao khác. WHAT DO WE DO???

một mẫu máy thở không xâm lấn đơn giản do chúng tôi phát triển để phòng cho Covid-19

II. Dịch Covid-19 làm chúng ta "Lộ đuôi"


  1. Chủng Virus Sars-Cov-2 và các biến thể tấn công đến phổi, do đó máy thở là cần thiết. Tuy nhiên, bản chất vẫn phải là năng lực y tế, cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị, chính sách... Dịch Covid-19 hiểu đơn giản là "Healthcare demand", nó phần nào bộc lộ lỗ hổng trong chuỗi Nghiên cứu, phát triển (Chuyển giao công nghệ), Sản xuất, Phân phối, dịch vụ (Đổi mới sáng tạo) mà bắt buộc cả thế giới phải cùng thay đổi.
  2. Việt Nam có nhiều nhóm nghiên cứu, nhiều công ty, một số tập đoàn, cơ quan quản lý quan tâm đến máy thở (thậm chí đã đi vào chỉ thị của chính phủ), nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa có cái mà đội bác sĩ dùng được và dám dùng.
  3. Năng lực nghiên cứu còn hạn chế, thay vì sử dụng tri thức sẵn có, giải quyết bài toàn của Việt Nam, nhiều nhóm lại dùng tư duy học tập để áp dụng các mẫu thử nghiệm của nước ngoài và không đánh giá thị trường local, trong khi việc vươn tới thị trường toàn cầu là không tưởng.
  4. Chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, mọi nghiên cứu tính toán phải làm lại, liên hệ lại. Giá thành thiết bị tăng tối thiểu 250%, hàng ko có để giao, nếu có lỡ ký hợp đồng thì cũng chết vì ko có linh kiện mà sản xuất.
  5. Bắt đầu có sự tham gia của các thành phần liên quan đến chuỗi thiết bị y tế (chưng chưa đủ hết), và nhưng thế là chưa đủ thành phần và đặc biệt vẫn còn nhiều tư duy cũ. Vấn đề cốt lõi của thị trường thiết bị y tế nó có nhiều đặc thù mà thằng biết thì không nói, thằng nói thì không biết và thằng viết thì không biết hết và không nói hết.
  6. Trong tương lai gần, nếu ko có thay đổi  chủ động thì chúng ta sẽ có các nguy cơ: Chính sách chỉ tạm thời; Nghiên cứu chỉ để đấy hoặc cho vui; Thị trường cung cấp thì gián đoạn và ảnh hưởng đến các đơn vị thương mại; Vẫn sẽ/lại/có một số sản phẩm, dịch vụ ế vì không đánh đúng thì trường, thậm chí cất kho.

III. Làm sao đây?


  1. Làm gì đó để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, tối thiểu là hỗ trợ, tư vấn cho họ ra được gì đó đạt chuẩn tối thiểu để có thể sử dụng (trong trường hợp hữu hạn nào đó).  Đừng để những ý tưởng nghiên cứu đắp chiếu hoặc chỉ để làm mô hình đào tạo. Vì nếu làm vậy, 20 năm sau khi dịch quay lại, những người đang đọc được thông tin này là nạn nhân đầu tiên.
  2.  Làm gì đó để liên kết chuỗi sản xuất nội địa nhưng tư duy toàn cầu: 
  • Xuất phát từ thực tế.
  • Khách hàng cuối (bệnh nhân, bác si, y tá) là người ra đầu bài.
  • Đội ngũ sale, chuyên gia nghiên cứu, chính sách cùng tham vấn và khởi tạo các đề xuất khả thi (Innovation Idea) để cơ quan quản lý có thể chỉ đạo, quyết định và hỗ trợ.
  • Hình thành chuỗi liên kết sản xuất có đủ các thành phần, trong đó doanh nghiệp phải là trung tâm (Chính sách, viện nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, tài chính, nhân sự, cộng đồng... hỗ trợ);
  • Quan trọng là phải làm nhanh, mạnh và quyết liệt, xác định rõ (chia bài) quyền lợi và trách nhiệm các bên, chấp nhận hy sinh quyền lợi các nhân trước mắt vì mục đích chung (Chấp nhận cắt lỗ ngắn hạn vì lợi nhuận lâu dài/Chấp nhận nới lỏng chính sách để đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội/Chấp nhận kết quả tối thiểu để phục vụ cộng đồng (dịch Covid-19) thay vì đòi hỏi sản phẩm thương mại hoàn chỉnh). 
Trong mỗi thế hệ (20 năm), cơ hội không đén qua 3 lần. Dịch 2003 Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Bây giờ chúng ta có điều kiện để thay đổi. Nhưng ít nhất, hãy thay đổi gì đó đê 20 năm sau quý vị không phải tiếc nuối

Nguồn: Beman, from St.Louis, MO

Dưới đây là video demo của hệ thống do chúng tôi phát triển

No comments:
Write comments

Connect me on twitter. You'll get more udpates - https://twitter.com/ngovantrong
Join Our Newsletter