Niềm tin là gì? Sức mạnh của niềm tin? Vũ khí mạnh nhất mà con người có được là gì? Liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử. Không! vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin!
Bạn thân mến, chắc hẳn trong cuộc sống sẽ có đôi lúc chúng ta cảm thấy thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn trước một sự việc nào đó, điều này khiến chúng ta không sử dụng được khả năng có sẳn nơi mình. Có thể ngay lúc này đây, bạn cũng chưa hình dung được sức mạnh của niềm tin hoặc bạn còn nhiều nghi ngờ về chúng. Bởi mỗi con người đều có 1 trong 2 thế giới quan - Cách nhìn nhận vấn đề cho riêng mình ( Thế giới quan tích cực & thế giới quan tiêu cực) - Điều này được tôi đề cập rất chi tiết trong khoá học Khám phá bản thân - Làm sao để tự tin tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn.
Ở bài viết này tôi sẽ dừng lại ở việc phân tích cho bạn những khái niệm cơ bản về niềm tin như: Niềm tin là gì? niềm tin đến từ đâu? Sức mạnh của niềm tin & Làm sao để tạo niềm tin?
Phần 1: Niềm tin là gì?
Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Bạn không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, nhưng bạn thường có xu hướng thấy những gì bạn đã tin. Bạn cũng thường loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì bạn đã tin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của bạn có dựa trên sự thật khách quan hay chỉ là cảm nhận chủ quan.
Nhiều người coi niềm tin như một sự vật, nhưng thật ra nó là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó. Nếu bạn nói rằng bạn thông minh, có nghĩa là bạn nói,"Tôi cảm thấy chắc chắn tôi thông minh". Cảm giác chắc chắn này cho phép bạn khai thông những nguồn năng lực giúp bạn tạo được những kết quả thông minh. Tất cả chúng ta đều có sẳn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm những câu trả lời cần thiết nhờ những người khác. Nhưng chúng ta thường thiếu niềm tin, thiếu sự chắc chắn, khiến chúng ta không sử dụng được khả năng có sẳn nơi mình.
Niềm tin là thứ ta có thể xây dựng thông qua nguyên tắc Tự Kỷ Ám Thị. Những suy nghĩ của bạn, khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, bạn sẽ tin vào điều mà suy nghĩ đó được lặp lại, không quan trọng những gì bạn nghĩ có phải là sự thật hay không.
Và đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi khi chính bạn cũng ko hiểu hết được những điều họ đang nói đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì mình nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng ....... Chỉ vậy thôi..
Phần 2: Niềm tin đến từ đâu? Làm sao để khơi dậy niềm tin trong bạn?
Niềm tin xuất phát từ môi trường xung quanh bạn: Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng và cấu thành nên niềm tin của mỗi người, trong đó yếu tố môi trường có tác động lớn nhất. Nếu tất cả những gì ta thấy chỉ là thất bại, nếu mọi thứ diễn ra quanh ta chỉ là thất bại và tuyệt vọng, ta rất khó hình thành những hình ảnh trong tâm tưởng giúp ta đến được với thành công. Ngược lại, nếu xung quanh bạn là những người tự tin, đầy quyết tâm, bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn so với bình thường.
Niềm tin xuất phát từ 1 sự kiện đặc biệt xảy ra trong cuộc sống: Những sự kiện dù lớn dù nhỏ, điều hỗ trợ cho niềm tin. Trong đời mỗi người, có những sự kiện không thể nào quên. Ví dụ, một lần đổ vỡ trong hôn nhân khiến bản thân người trong cuộc mất dần niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hay một người gặp thất bại trong kinh doanh có thể khiến họ cảm thấy không tin vào thành công nữa…
Tri thức giúp nuôi dưỡng niềm tin: Một trải nghiệm hình thành tri thức là trải nghiệm trực tiếp. Có rất nhiều cách khác nhau để thu nhận tri thức: thông qua việc đọc sách, xem phim, nghiên cứu và học hỏi, trải nghiệm từ thực tế và những người xung quanh.
Niềm tin cũng được xuất phát từ những thành quả trong quá khứ: Cách chắc chắn nhất để tạo niềm tin là hãy thử điều đó một lần. Chỉ khi bạn hành động và tạo ra thành quả, lúc đó bạn mới có cơ sở hình thành niềm tin, khả năng của bản thân.
Và niềm tin cũng được xuất phát từ những gì bạn cho là đúng: Tưởng tượng ra thành công trong tương lai. Một cách khác để tạo ra niềm tin là tưởng tượng về thành tựu mình sẽ đạt được trong tương lai. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ trở thành một doanh nhân, một nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai. Điều đó thật tuyệt vời! Đó sẽ là động lực để bạn cố gắng hành động ngay bây giờ.
Phần 3: Sức mạnh của niềm tin
Một niềm tin hạn chế là trở ngại rất lớn của bạn trong công việc. Bạn sẽ không thực hiện được việc bán hàng, mặc dù bạn biết bạn có thể; bạn không thể đứng trước đám đông để thuyết trình một vấn đề mà mình tâm đắc cho mọi người, mặc dù chẳng có lý do hợp lý nào khiến bạn phải khiếp sợ cả… Và điều bạn cần phải khắc phục những nhược điểm này trong suy nghĩ.
Niềm tin giúp bạn mở cánh cửa đến với tinh hoa. Khi tin điều gì là chân lý, bạn thật sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên. Niềm tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Niềm tin sẽ giúp bạn kiên trì theo đuổi ước mơ - lý tưởng của mình: Sự thật là không ai tài giỏi hơn hay thông minh hơn bạn. Nếu có, phần lớn đó là những người biết cách phát triển khả năng và tài năng thiên bẩm của mình nhiều hơn bạn mà thôi. Họ đã tìm hiểu về niềm tin và sớm áp dụng vào cuộc sống cũng như công việc. Trong phạm vi nhất định, bạn cũng có thể làm được bất kỳ điều gì mà những người đó đã làm, chỉ cần bạn có lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi và lúc này, niềm tin chính là điều có thể giúp bạn theo đuổi đến cùng những gì mà bạn mong muốn trở thành.
Niềm tin giống như “hệ điều hành” cho não bộ của bạn. Niềm tin quyết định những gì bạn mong muốn từ bản thân và những gì bạn có thể đạt được. Và trên hết mọi thứ, niềm tin của bạn quyết định mong muốn của bạn. Nếu bạn tin rằng bạn có thể trở thành triệu phú, chủ tịch tập đoàn hay một chính trị gia, bạn sẽ “dám” mong muốn bản thân mình đạt được điều đó. Nếu bạn tin rằng bạn không bao giờ có khả năng sở hữu những điều đó, bạn sẽ chẳng dám mong chứ đừng nói đến việc hành động để biến nó thành hiện thực.
No comments:
Write comments