Contact

nvt@ngovantrong.com

Hạnh phúc là hành trình, không phải là điểm đến

6/04/2024

44 phát biểu của Tu Sĩ Minh Tuệ

 Giữa những ngày tháng 5/2024 hiện tượng nhà tu hành Minh Tuệ đã thu hút rất nhiều quan tâm của cộng đồng phật tử Việt Nam. Sư nổi lên như một trong số ít những nhà tu phật giáo được nhân dân yêu quý. Dưới đây là những phát biểu được cộng đồng tổng hợp lại.

Sư Minh Tuệ

1. Giữa tháng 7/2015, con đi làm vô tình nghe được Phật pháp. Con phát nguyện ăn chay ngày một bữa , tìm đọc kinh sách Phật và giữ giới trong 6 tháng.


2. Con thấy mục đích Phật dạy rất cao cả, nên con muốn đi tu và quyết định xuất gia.


3. Cha mẹ con lúc đầu không cho. Sau đó, thì cũng chấp thuận. Con được cha mẹ chia phần tài sản như các anh em trong nhà , nhưng con từ chối, con chỉ xin cha mẹ ký giấy cho con xuất gia thôi.


4. Lúc đầu tu học thì con không hiểu được gì nhiều. Con như người học lớp 1 , rồi học lớp 2, từ từ học lên nữa, người ta cũng chỉ cho con, con mới hiểu nhiều hơn.


5. Con học tu ở chùa một thời gian, có pháp danh là Thích Minh Tuệ. Sau đó, con thấy không hợp, nên con rời bỏ chùa, lên núi ẩn cư một mình trong hốc đá, hàng ngày đi khất thực.


Dù Phật không có nói, nhưng con chọn ngủ ngồi 3 năm rồi, không có nằm. Con ngủ ngồi là con muốn bỏ cái ngủ đi. Khi nào mệt quá thì ngồi dựa vào gốc  cây hay bờ tường cũng được.


6. Sau thời gian ở một chỗ con thấy mình không có cơ hội xúc chạm để thử thách tham-sân-si, nên con quyết định bộ hành từ Nam ra Bắc, rồi ngược lại. Con không dám nói trước cho đến lúc nào thì con dừng.


7. Con muốn giữ lại pháp danh cũ, nên con nói tên con là Thích Minh Tuệ, thay vì nói tục danh con (là Lê Anh Tú).


8. Trước khi đi tu, con cũng có việc làm như bao người, nhưng con không hạnh phúc, bởi con tư duy thấy rằng cho dù ai có việc làm, có công chức, cuộc sống ổn định nhưng rồi cũng bệnh, cũng già và chết như nhau. Con sẽ giống họ.


9. Con muốn học những điều Phật dạy cao siêu, vi diệu, tối ưu , thiền định, trí tuệ , thoát được khổ đau, và an lạc hạnh phúc.


10. Phật bày như thế nào, con làm theo thế ấy, để có an lạc hạnh phúc, chứ không phải tự mình mà biết. Con chưa vào định được. Con còn đang học.


11. Con đi tu là để cầu giải thoát. Khi đắc đạo chánh đẳng, chánh giác, con mới đền đáp được công ơn cha mẹ.


12. Ngày nào con cũng xin ăn không quá một bữa cơm mỗi ngày để nuôi thân tu hành. Con không tích chứa để dành, hoặc xin thêm.


13. Con tuyệt đối không nhận tiền, vàng và vật phẩm của ai, dưới bất cứ hình thức nào.


14. Y áo con mặc được may từ vải con nhặt ở nghĩa địa, hay thùng rác ven đường.


15. Con không sử dụng y áo có màu giống với các tu sĩ, và nói mình ở chùa nào, vì con không muốn mượn hình ảnh để xúc phạm đến sư thầy và các nhà chùa. Người ta có thể nói con lợi dụng để lừa đảo, hay làm điều sai trái, làm ảnh hưởng đến họ.


16. “Bình bát” để nhận thức ăn là do con sửa chế từ nồi cơm điện người ta cho con. Đó không phải là “y bát” của quý sư thầy.


17. Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết, nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội.


18. Có người hỏi con ngủ ở nghĩa địa có thấy gì không? (ma). Con nói không thấy cũng không đúng. Có khi con thấy bóng đen nào đó đi qua, nhưng không ảnh hưởng gì đến con thì con nói thấy hay không thấy cũng vậy.


19. Giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con.


20. Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.


21. Giờ nếu anh có chửi con, con vẫn coi anh là bạn.


22. Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.


23. Con nguyện ước chúc cho mọi người được hạnh phúc.


24. Bình thường như con khi chưa phát tâm tu hành chánh đẳng , chánh giác thì không sao, nhưng khi phát tâm tu hành rồi thì đầy đủ các thứ đánh đập, chửi bới bệnh đau nó đến để thử thách lòng mình có vượt qua được không, có chiến thắng với 4 nổi khổ: sinh, già , bệnh, chết  không. Ví dụ bệnh đau là cái đầu tiên vẫn đến để xem mình có sợ nó không.


25. Mọi người không nên học bói toán , vì có cái đúng, cái không đúng. Đức Phật không có dạy xem bói. Hơn nữa, nếu họ tài giỏi thì họ đã bói cho họ rồi. Thay vì học bói toán, mọi người nên học đạo đức, giới luật. Cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống bia rượu sẽ được hạnh phúc.


26. Việc giữ giới là quan trọng đầu tiên trong Giới-Định-Tuệ. Không giữ giới thì không tu được thành Phật.


27. Ăn chay mà giữ giới thì cũng thành đạt trong việc tu Phật được.


28. Người ta cho con chay, mặn có đủ. Khi ăn, con chọn thức ăn chay.


29. Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật - Pháp - Tăng.


30. Con không kêu gọi hay lập ê kíp đi theo quay phim con. Nhưng con cũng không xua đuổi họ.


31. Nếu họ vì quay phim con mà được lợi ích, thì con cũng chúc họ hạnh phúc.


32. Đối với con, ở đâu cũng là chùa. Nên con không quan trọng lý do vì sao chùa này mở cửa, chùa kia đóng cửa.


33. Con đi bộ, không đi xe, là để rèn luyện sức khoẻ.


34. Con đi chân trần là để cảm nhận được những gì ở phía dưới chân, mình có dẫm đạp lên các côn trùng, sinh vật không? Hơn nữa giày, dép mau hư hơn chân con.


35. Ai không có thứ gì đáng giá trên người, mới là hạnh phúc, vì họ không phải lo giữ gì cả.


36. Con không có gì hết nên con không sợ bị ai đánh đập hay giết mình để lấy của. Con không sợ chết, bởi con đâu có thứ gì tiếc uống, cần phải sống để giữ nó.


37. Có người hỏi con ngủ trong chòi lá, rừng cây lạnh lẽo, rét buốt làm sao ngủ ngon bằng ở phòng kín, chăn ấm, nệm êm? Con nói vẫn ngon, vì theo lời Đức Phật dạy ngủ ở đâu cũng ngon, nếu không có khởi tâm dâm dục.


38. Đọc chú đại bi phải có mục đích nào đó. Nếu vì muốn mình an ổn, cần phải đọc chú đại bi, ví dụ xua đuổi con quỷ chẳng hạn, thì mình cư xử ác với nó rồi. Con không muốn giành lấy chỗ ở hay sự an ổn của ai, (ví dụ của con quỷ) nên con không học chú đại bi.


39. Ai nói xấu con hay chửi mắng con thì con không giận họ và chúc họ may mắn. Ai nói tốt con hay khen tặng con thì con bình tâm, không để mình bị dính mắc vào ngã mạn, và con cũng chúc họ được hạnh phúc.


40, Nói tốt, nói xấu hoặc khen, chê con thì rồi cũng vậy. Nhưng con phát hiện ra 2 tâm trạng : người cho con thức ăn thì con thấy họ rất vui và hạnh phúc, còn người chửi con thì con thấy họ đỏ mặt không tự nhiên.


41. Con không phải là sư, là thầy gì cả. Con là công dân VN giống như mọi người thôi . Con chỉ muốn học tu. Con không có mục đích tuyên truyền hay rao giảng gì cả. Tất cả lời Phật dạy đều có trên mạng.


42. Khi nào con thành tựu được chánh đẳng chánh giác con mới giảng pháp cho mọi người được. Bây giờ người nào muốn học thì cứ lên mạng nghe giảng của các sư thầy. Kinh sách nào của Phật cũng đều có cả.


43. Những người tu hành, già cả hay nghèo khổ mình nên bố thí cho họ cơm ăn, y áo vật thực hay cái gì đó. Những người sa ngã, ăn chơi, hư hỏng, mình bày cho họ đừng sát sanh, trộm cắp, sống lương thiện, giữ trọn 5 giới , đó là bố thí pháp.


44. Sáu năm qua con không là nhân sự ở chùa nào. Con không là Nam tông hay Bắc tông, cũng không phải là tu sĩ của GHPGVN, bởi con tự thấy đạo đức của con chưa đạt đến cảnh giới đó.

10/29/2021

Tại sao "dậy sớm để thành công"

Lý do các tỷ phú yêu thích thức dậy lúc 4h sáng: N.ã.o thành miếng 'bọt biển', giúp họ có lợi thế hơn hẳn người thường

Bí mật về thói quen dậy sớm của nhiều triệu phú và tỷ phú đã được giải đáp: N.ã.o b.ộ của họ biến thành một miếng "bọt biển"!

Trên thực tế, người thành công biết rõ bộ n.ã.o của mình hoạt động ra sao và tận dụng các trạng thái của sóng n.ã.o, cũng như hoạt động hóa học của n.ã.o bộ để có lợi thế hơn so với mọi người.

Khoa học đã chỉ ra rằng trong mỗi người đều có một dòng điện và nó được tìm thấy nhiều nhất ở tế bào tập trung trong n.ã.o. Hoạt động phát điện của n.ã.o sinh ra sóng não, trong đó có 2 loại là Alpha và Theta.

Sóng Alpha gắn với trạng thái những suy nghĩ của con người không thực sự tập trung và tâm trí được tự do bay bổng, suy nghĩ miên man hoặc đang thư giãn. Sóng Alpha được biết đến như sự kết nối giữa trạng thái tỉnh táo trong nhận thức và trạng thái dưới mức tỉnh táo. Trong khi đó, sóng Theta gắn liền với vô thức, nơi tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một.

Khi thức dậy sớm vào khoảng 4 giờ sáng, n.ã.o b.ộ của bạn sẽ trải nghiệm cả sóng Alpha và Theta, nơi tâm trí có thể học hỏi sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tập trung tối đa. Khoa học gọi đây là "cổng vào tiềm thức".

Lúc 4 giờ sáng, n.ã.o b.ộ của bạn sẽ trải nghiệm cả sóng Alpha và Theta, nơi tâm trí có thể học hỏi sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tập trung tối đa.

Hay nói cách khác, bạn không cần suy nghĩ hay quá cố gắng mà chỉ cần thong thả trong thời điểm này. Một thực tế mà tất cả những người thành công đều biết là khi thức dậy sớm, n.ã.o bộ của họ có thể thấm nhuần thông tin như một miếng bọt biển hút nước. Bất cứ điều gì bạn nghe thấy, nhìn thấy hay tiếp xúc trong 20 phút đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến bạn và "thiết lập" phần lớn trạng thái của bạn trong phần còn lại của ngày.

Đây là lý do người thành công thường thiền định hoặc đọc sách, thay vì kiểm tra email hay mạng xã hội sau khi thức dậy sớm. Như vậy, họ chính là người tạo ra trạng thái trong ngày của mình một cách có ý thức, tập trung và tích cực.

Dậy sớm sẽ đem đến cho bạn lợi thế đáng kể khi người khác còn đang ngủ.

Bên cạnh đó, họ cũng có thói quen đi ngủ sớm. Theo khoa học, từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn tận dụng tối đã giấc ngủ sâu đồng thời phục hồi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Cơ thể con người gắn liền với chu kỳ ngày và đêm. Trong vòng một hoặc hai giờ sau khi mặt trời lặn, mức melatonin (hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức – ngủ) của bạn bắt đầu tăng. Đây là cách cơ thể báo hiệu với bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.

Đến nửa đêm, mức melatonin đạt mức cao nhất và sau đó, chúng bắt đầu giảm dần. 10 giờ tối là thời điểm cơ thể bạn phản ứng do sự gia tăng và mức độ melatonin. Giai đoạn chuyển đổi này trong chu kỳ giấc ngủ kéo theo hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ hơn. Nó chịu trách nhiệm phục hồi toàn bộ cơ thể.

Để trạng thái trên xảy ra, bạn cần giảm hoạt động thể chất và tinh thần trước khi ngủ lúc 10 giờ tối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thức sau 10 giờ tối, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn cũng như không thể tận hưởng giấc ngủ sảng khoái. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi nhất định vào sáng hôm sau.

Ngay cả sự thay đổi dù nhỏ như ngủ lúc 10 giờ thay vì 11 giờ tối cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn về chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi đó, bạn có thể thức dậy sớm hơn với năng lượng tràn trề để bắt đầu ngày mới.

Do đó, ngay từ bây giờ, hãy thiết lập mục tiêu đi ngủ sớm hơn bình thường từ 15 – 30 phút mỗi tuần cho đến khi bạn đạt được mục tiêu 10 giờ tối. Những người dậy sớm như CEO Apple – Tim Cook hay cựu CEO Disney – Bob Iger chọn đón ngày mới khi mặt trời còn đang lấp ló vì sự yên tĩnh của lúc sáng sớm chính là thứ giúp họ sử dụng tối đa tiềm năng của mình.

CEO TIm Cook có thói quen dậy từ 4 giờ sáng.

Người thành công chọn sử dụng từng phút trong ngày bởi mục đích sống của họ cao hơn bất kỳ niềm vui ngắn hạn nào, như việc ngủ vùi trong chăn ấm thêm vài giờ. Có thể nói, thói quen thức dậy sớm đã trở thành một phần không thể thiếu của họ. Hơn ai hết, những con người siêu bận rộn này hiểu rằng một thói quen mạnh mẽ và nhất quán có thể giúp họ thành công.

Bộ n.ã.o con người có thể hoạt động ở mức tối đa khi nó không phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Nhận thức được điều này, người thành công thường sử dụng thời gian vào sáng sớm để tận dụng hết chức năng và năng lực của n.ã.o bộ.

Nhờ thói quen trên, họ đưa ra nhiều quyết định chính xác hơn. Những nhân vật vĩ đại hiểu rằng sức mạnh ý chí vào sáng sớm giúp họ đạt kỷ luật cao hơn. Một buổi sáng kỷ luật dẫn đến cả ngày kỷ luật và đây chính xác là điều góp phần lớn vào thành công của họ.

Ngoài ra, khoảng thời gian yên bình và tĩnh lặng trước khi mặt trời mọc tạo ra môi trường họ cần để chăm sóc bản thân, điều không xảy ra quá thường xuyên trong ngày.

 

Đã đến lúc bạn thoát ra khỏi vùng thoải mái của mình và tạo bước đột phá mới bằng thói quen dậy sớm hơn, dù là từ 4 giờ sáng hay chỉ là sớm hơn 30 phút so với bình thường. Ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày và nếu biết cách tận dụng ngay từ bây giờ để bắt đầu ngày mới hiệu quả hơn!

 

Nguồn: Theo Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Ảnh: Commonwealth

5/21/2021

HẠNH PHÚC


Chúng ta có bao nhiêu cách nhìn về hạnh phúc?

Xin chia sẻ cùng mọi người hơn 30 góc nhìn mà Missionizer đề cập trong các bài huấn luyện (danh sách sẽ còn cập nhật).

Mọi người xem các video này để có thêm góc nhìn về hạnh phúc nhen...

(ghi chú: Những video này cần xem nhiều lượt.)

(Ghi chú 2: việc hiểu hạnh phúc như thế nào sẽ quyết định việc bạn thiết kế cuộc đời và doanh nghiệp của mình)


01.https://www.ted.com/talks/martin_seligman_the_new_era_of_positive_psychology

02. https://www.ted.com/talks/dan_gilbert_the_surprising_science_of_happiness

03. https://www.ted.com/talks/barry_schwartz_the_way_we_think_about_work_is_broken

04. https://www.ted.com/talks/matthieu_ricard_the_habits_of_happiness

05. https://www.ted.com/talks/david_steindl_rast_want_to_be_happy_be_grateful

06. https://www.ted.com/talks/rick_warren_a_life_of_purpose

07. https://www.ted.com/talks/feisal_abdul_rauf_lose_your_ego_find_your_compassion

08. https://www.ted.com/talks/emily_esfahani_smith_there_s_more_to_life_than_being_happy

09. https://www.ted.com/talks/carol_dweck_the_power_of_believing_that_you_can_improve

10. https://www.ted.com/talks/angela_lee_duckworth_grit_the_power_of_passion_and_perseverance

11. https://www.ted.com/talks/alain_de_botton_a_kinder_gentler_philosophy_of_success

12. https://www.ted.com/talks/richard_st_john_8_secrets_of_success

13. https://www.ted.com/talks/ingrid_fetell_lee_where_joy_hides_and_how_to_find_it

14. https://www.ted.com/talks/robert_waldinger_what_makes_a_good_life_lessons_from_the_longest_study_on_happiness

15. https://www.ted.com/talks/bj_miller_what_really_matters_at_the_end_of_life

16. https://www.ted.com/talks/suleika_jaouad_what_almost_dying_taught_me_about_living

17. https://www.ted.com/talks/elizabeth_lesser_say_your_truths_and_seek_them_in_others

18. https://www.ted.com/talks/elizabeth_gilbert_your_elusive_creative_genius

19. https://www.ted.com/talks/sir_ken_robinson_do_schools_kill_creativity

20. https://www.ted.com/talks/sir_ken_robinson_bring_on_the_learning_revolution

21. https://www.ted.com/talks/daniele_quercia_happy_maps

22. https://www.ted.com/talks/tiffany_watt_smith_the_history_of_human_emotions

23. https://www.ted.com/talks/rana_el_kaliouby_this_app_knows_how_you_feel_from_the_look_on_your_face

24. https://www.ted.com/talks/sherry_turkle_connected_but_alone

25. https://www.ted.com/talks/mihaly_csikszentmihalyi_flow_the_secret_to_happiness

26. https://www.ted.com/talks/shawn_achor_the_happy_secret_to_better_work

27. https://www.ted.com/talks/viktor_frankl_youth_in_search_of_meaning

28. https://www.ted.com/talks/norman_lear_an_entertainment_icon_on_living_a_life_of_meaning

29. https://www.ted.com/talks/george_blair_west_3_ways_to_build_a_happy_marriage_and_avoid_divorce

30. Tal Ben-shahar chia sẻ ngắn làm sao hạnh phúc hơn https://www.youtube.com/watch?v=9-NWpw_bpdQ

31. Bài nói chuyện của Tal Ben-shahar gần 2 giờ https://www.youtube.com/watch?v=wBWejfL0xOA

--

Trần Xuân Hải - Missionizer

5/01/2021

4 Hormone hạnh phúc ai cũng nên biết


Theo bạn, 30 phút tập thể dục và 30 phút để kéo dài giấc ngủ nuông chiều bản thân vào buổi sáng, bên nào mang lại hữu dụng biên cao hơn? Phần lớn mọi người đều nghĩ việc nằm trên giường ngủ thêm 30 phút sẽ làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn. . Tuy nhiên trong thực tế, các nghiên cứu đã cho hay những người chịu khó dành thời gian tập thể dục vào buổi sáng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn những người không. Khi các hoạt động cơ bắp làm cơ thể nóng lên, trong cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng chất hóa học khiến con người cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, điều này tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc ủ ấm mình trong chăn. Đây chính là cảm giác mà Endorphin- một trong những hormone hạnh phúc mang lại. Ngoài Endorphin thì những hormone nào sẽ tác động đến cảm nhận hạnh phúc của con người?

Một nghiên cứu khoa học tâm lý vào năm 2008 cho thấy những genes kế thừa (hormones và chất dẫn truyền thần kinh...) chiếm đến 50% hạnh phúc của chúng ta. Dựa vào giới hạn của kiến thức tôi chỉ xin trình bày bốn loại hormone chính chi phối sự hạnh phúc của con người. Chúng bao gồm:

  • Endorphin:  the pain-masking chemical

 

Endorphin được giải phóng trong quá trình thực hiện các hoạt động tập luyện. Chúng có tác dụng ngăn chặn cơn đau và xoa dịu cảm giác khó chịu. Trong quá trình xây dựng niềm hạnh phúc, chất này sẽ giúp con ngươì củng cố thể lực và cảm thấy tràn đầy năng lượng.

 

  • Dopamine:  the goal achieving chemical

 

Dopamine mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời, khiến con người muốn có được nó nhiều hơn. Rượu bia và các chất kích thích chứa cocain, nicotin chứa một hàm lượng Dopamine đáng kể. Đó là lí do con người thường tìm đến chúng khi gặp căng thẳng. Dopamine còn được nạp vào cơ thể khi chúng ta bằng cảm giác hoàn thành. Quá trình nảy sinh mong muốn đạt được và nỗ lực đi đến hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ làm tăng sự hài lòng, tức lượng dopamine trong ta. Vì vậy con người có xu hướng muốn đạt được nhiều thành tựu, hoàn thành càng nhiều mục tiêu thì mức độ thỏa mãn càng tăng cao.

  • Serotonin:  the leadership chemical

 

Serotonin được kích hoạt khi con người nhận được lời khen, sự công nhận. Cảm giac hạnh phúc mà nó mang lại thúc đẩy chúng ta không ngừng tìm kiếm sự tán thưởng, thừa nhận ở những người xung quanh. Serotonin chỉ có ở những động vật bậc cao như con người chẳng hạn - giống loài mang tính xã hội. Điều này lí giải cho khát khao được yêu thương và công nhận mãnh liệt ở mỗi cá thể. Ai cũng muốn được trọng dụng, ai cũng muốn làm cho những người đã yêu thương và tin tưởng mình được tự hào và hạnh phúc. Đó là lí do mà con người vẫn không ngừng phấn đấu để vươn lên và vươn cao hơn nữa. Giá trị của Serotonin trong quá trình phát triển của con người vô cùng to lớn. Nó giúp chúng ta nhận thức được vì sao mình phải phát triển và sức mạnh để phát triển đó là do đâu mà có. Nó khiến mỗi người hiểu rõ cộng đồng đóng vai trò quan trọng thế nào trong sự phát triển của mình. Bất kì ai cũng cần một cộng đồng làm chỗ dựa và mục tiêu để chiến đấu và chiến thắng.

 

  • Oxytocin:  the chemical of love

 

Oxytocin là một loại hormone mà não sẽ tự động sản sinh bất cứ khi nào bạn thực hiện hành vi âu yếm, ôm ấp và các tương tác gần gũi khác về mặt cơ học.. Vì vậy oxytocin còn được gọi là hormone của tình yêu. Serotonin và Oxytocin kết hợp cùng nhau sẽ cho con người cảm giác được sống trong một mối quan hệ đầy tình yêu và niềm tin tưởng. Cảm giác này đưa họ đến một trạng thái hạnh phúc tột độ, hình thành sự đồng cảm và gắn kết sâu sắc giữa hai phía.

Mục đích cuối cùng của cuộc sống là hạnh phúc. Mọi nỗ lực của con người đều xuất phát từ khát vọng đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên tôi nhận ra có quá nhiều người gặp cản trở trong việc nhận ra niềm hạnh phúc thực sự của mình. Đó là khi định nghĩa hạnh phúc trong họ trở nên quá xa vời. Họ cho rằng hạnh phúc nằm ở tương lai, khi mà họ có được tất cả những gì mình mong muốn. Thực chất, hạnh phúc đã luôn tồn tại trong cơ thể mỗi người. Nó chính là những Endorphin, Dopamine, Serintonin, Oxytocin đang chờ được kích hoạt. Đừng cho rằng đã tôi quá lạm dụng nghiên cứu khoa học khi nói về vấn đề con người. Hãy nghĩ đến những hành động mà bạn phải làm trong quá trình nạp chúng vào cơ thể. Khi liên tưởng đến những đường chạy, những thành tựu sắp đạt được, sự ngưỡng mộ của đám đông và những hình ảnh ngọt ngào trong tình yêu, bạn có thấy cơ thể mình  cũng đầy ắp niềm vui, niềm khát khao và sự hưng phấn? Và đấy có phải là điều mà chúng ta đang tìm kiếm?

Mỗi loại hormone hạnh phúc có một cách kích hoạt riêng. Nhiệm vụ của ta chính tìm cách kích hoạt chúng 1 cách đúng đắn và hợp lý để có thể trải nghiệm được cảm giác hạnh phúc của riêng mình.

Nguồn: htps://www.linkedin.com/pulse/4-hormones-h%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc-cong-thang-huynh

4/16/2020

Design Thinking - Làm gì để có được nghành công nghiệp sản xuất máy thở nói riêng, thiết bị y tế nói riêng

I. Một số ý thực tế về thiết bị y tế

  1. Họ (out side of VN) có nhiều sản phẩm, thiết bị giải pháp mà cả thế giới dùng, chúng ta chưa có
  2. Họ ban hành tiêu chuẩn thế giới cho các nước cùng sử dụng, trong khi chúng ta ban hành theo nhưng không quan tâm đến năng lực nghiên cứu, đào tạo, sản xuất trong nước.
  3. Họ thuê chúng ta (KOLs Bác sĩ, Giáo sư; Chuyên gia tư vấn; Kỹ sư; Bán hàng; Kinh doanh; Services) để cung cấp sản phẩm cho thị trường. Chúng ta chỉ làm thuê, bán thuê thì ổn chứ tự làm là teo.
  4. Covid-19 là thách thức, khó khăn. Nhưng nó có thể sẽ là cơ hội để quý vị thay đổi suy nghĩ, làm mới chính mình và vươn tới những mục tiêu lớn lao khác. WHAT DO WE DO???

một mẫu máy thở không xâm lấn đơn giản do chúng tôi phát triển để phòng cho Covid-19

II. Dịch Covid-19 làm chúng ta "Lộ đuôi"


  1. Chủng Virus Sars-Cov-2 và các biến thể tấn công đến phổi, do đó máy thở là cần thiết. Tuy nhiên, bản chất vẫn phải là năng lực y tế, cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị, chính sách... Dịch Covid-19 hiểu đơn giản là "Healthcare demand", nó phần nào bộc lộ lỗ hổng trong chuỗi Nghiên cứu, phát triển (Chuyển giao công nghệ), Sản xuất, Phân phối, dịch vụ (Đổi mới sáng tạo) mà bắt buộc cả thế giới phải cùng thay đổi.
  2. Việt Nam có nhiều nhóm nghiên cứu, nhiều công ty, một số tập đoàn, cơ quan quản lý quan tâm đến máy thở (thậm chí đã đi vào chỉ thị của chính phủ), nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa có cái mà đội bác sĩ dùng được và dám dùng.
  3. Năng lực nghiên cứu còn hạn chế, thay vì sử dụng tri thức sẵn có, giải quyết bài toàn của Việt Nam, nhiều nhóm lại dùng tư duy học tập để áp dụng các mẫu thử nghiệm của nước ngoài và không đánh giá thị trường local, trong khi việc vươn tới thị trường toàn cầu là không tưởng.
  4. Chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, mọi nghiên cứu tính toán phải làm lại, liên hệ lại. Giá thành thiết bị tăng tối thiểu 250%, hàng ko có để giao, nếu có lỡ ký hợp đồng thì cũng chết vì ko có linh kiện mà sản xuất.
  5. Bắt đầu có sự tham gia của các thành phần liên quan đến chuỗi thiết bị y tế (chưng chưa đủ hết), và nhưng thế là chưa đủ thành phần và đặc biệt vẫn còn nhiều tư duy cũ. Vấn đề cốt lõi của thị trường thiết bị y tế nó có nhiều đặc thù mà thằng biết thì không nói, thằng nói thì không biết và thằng viết thì không biết hết và không nói hết.
  6. Trong tương lai gần, nếu ko có thay đổi  chủ động thì chúng ta sẽ có các nguy cơ: Chính sách chỉ tạm thời; Nghiên cứu chỉ để đấy hoặc cho vui; Thị trường cung cấp thì gián đoạn và ảnh hưởng đến các đơn vị thương mại; Vẫn sẽ/lại/có một số sản phẩm, dịch vụ ế vì không đánh đúng thì trường, thậm chí cất kho.

III. Làm sao đây?


  1. Làm gì đó để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, tối thiểu là hỗ trợ, tư vấn cho họ ra được gì đó đạt chuẩn tối thiểu để có thể sử dụng (trong trường hợp hữu hạn nào đó).  Đừng để những ý tưởng nghiên cứu đắp chiếu hoặc chỉ để làm mô hình đào tạo. Vì nếu làm vậy, 20 năm sau khi dịch quay lại, những người đang đọc được thông tin này là nạn nhân đầu tiên.
  2.  Làm gì đó để liên kết chuỗi sản xuất nội địa nhưng tư duy toàn cầu: 
  • Xuất phát từ thực tế.
  • Khách hàng cuối (bệnh nhân, bác si, y tá) là người ra đầu bài.
  • Đội ngũ sale, chuyên gia nghiên cứu, chính sách cùng tham vấn và khởi tạo các đề xuất khả thi (Innovation Idea) để cơ quan quản lý có thể chỉ đạo, quyết định và hỗ trợ.
  • Hình thành chuỗi liên kết sản xuất có đủ các thành phần, trong đó doanh nghiệp phải là trung tâm (Chính sách, viện nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, tài chính, nhân sự, cộng đồng... hỗ trợ);
  • Quan trọng là phải làm nhanh, mạnh và quyết liệt, xác định rõ (chia bài) quyền lợi và trách nhiệm các bên, chấp nhận hy sinh quyền lợi các nhân trước mắt vì mục đích chung (Chấp nhận cắt lỗ ngắn hạn vì lợi nhuận lâu dài/Chấp nhận nới lỏng chính sách để đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội/Chấp nhận kết quả tối thiểu để phục vụ cộng đồng (dịch Covid-19) thay vì đòi hỏi sản phẩm thương mại hoàn chỉnh). 
Trong mỗi thế hệ (20 năm), cơ hội không đén qua 3 lần. Dịch 2003 Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Bây giờ chúng ta có điều kiện để thay đổi. Nhưng ít nhất, hãy thay đổi gì đó đê 20 năm sau quý vị không phải tiếc nuối

Nguồn: Beman, from St.Louis, MO

Dưới đây là video demo của hệ thống do chúng tôi phát triển

3/18/2020

KHÔNG GIAN TƯƠNG TƯƠNG BCC - Ý tưởng cho các Ý tưởng

Một khoảng không nho nhỏ để tăng cường tương tác giao lưu với anh em bạn bè, đối tác và khách hàng tại nội thành Hà Nội là mong muốn từ rất lâu mà vẫn chưa có cơ hội thực hiện.

Không gian này sẽ làm...
  • Chỗ ngồi làm việc luôn chuyển cho những anh em trong nhóm kinh doanh khi không nhất thiết phải sang nhà máy mà vẫn thực hiện được nhiệm vụ của mình.
  • Là chỗ để có thể mời bạn bè đến chơi, thưởng trà hàn huyên về kỷ niệm, về tương lai, về chuyện đời, người người, chuyện chúng ta.
  • Là không gian nhỏ để cho những buổi workshop nhỏ một cách nghiêm túc. Tại những workshop đó, chúng tôi sẽ chia sẻ về đam mê làm nghề, những vấn đề mà xã hội cần và quan tâm, những giải pháp mà có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống.

Thông tin cụ thể:
"KHÔNG GIAN TƯƠNG TÁC BCC"
Địa chỉ: P210 - Cầu Thang 3 - Nhà A12, Phố Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0384-119-119
Email: ngovantrong@gmail.com

dưới đây là địa điểm trên google maps

2/08/2020

Làm sao tăng cường khả năng đề kháng trước virus Corona?

Làm sao tăng cường khả năng đề kháng trước virus Corona?

Dịch virus corona tiếp tục lan rộng với tỉ lệ tử vong trên 300 người với bệnh nhân tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc (Philippine). Bài viết này giúp quý vị hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch và cách chúng ta có thể tăng sức đề kháng chống virus.

# Cơ thể phản công trước virus Corona thế nào?
- Thông thường khi virus vào bên trong cơ thể khoẻ mạnh, virus sẽ dần dần bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Khi mới vào cơ thể, số lượng virus sẽ nhân lên rất nhanh qua trung gian tế bào chủ (host), làm chết các tế bào này, tiết ra các dấu hiệu viêm nhiễm, và khiến chúng ta có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt. Nếu virus tấn công tế bào phổi (như Virus Corona thường bám vào tế bào phổi) sẽ gây ra các triệu chứng hô hấp như ho hay khó thở. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản sinh thêm nhiều tế bào (bạch cầu), tạo thêm các kháng thể, và tạo thêm các tế bào chuyên diệt virus, dẫn đến các tế bào này sẽ nhanh chóng dò tìm ra virus và tiêu diệt chúng (1). Đa số các triệu chứng chúng ta có là do "cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus" khi các tế bào nhận ra, theo dõi, và tấn công virus hay vi khuẩn.

Vấn đề là cơ thể chúng ta cần thời gian, năng lượng, và một hệ miễn dịch tốt để phát hiện và chiến đấu chống virus. Điều này giải thích vì sao đa số các bệnh nhân tử vong từ virus corona là người có hệ miễn dịch yếu do lớn tuổi, hay bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác.

- Vì vậy cách ly bệnh nhân là cách tốt nhất để chống dịch virus Corona vì khi bệnh nhân bị cách ly, họ sẽ từ từ dần hồi phục trong khi virus Corona không thể lan ra những người xung quanh. Với những bệnh nhân yếu, họ sẽ được nhập viện và chữa trị hỗ trợ để giúp cơ thể có thêm sức chiến đấu virus.

# Hệ miễn dịch chúng ta rất thông minh, bảo vệ cơ thể trước hàng triệu vi khuẩn và virus mỗi ngày
- Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan, từ làn da bên ngoài, các tuyến nước bọt và dịch, hạch bạch huyết, cho đến các tế bào bạch cầu, kháng thể, và nhiều tế bào và chất sinh hóa học khác. Hệ miễn dịch được xem như quân đội của một quốc gia, luôn bảo vệ đất nước trước ngoại xâm.
- Mỗi ngày, làn da chúng ta bảo vệ hàng triệu vi khuẩn tiến vào cơ thể. Nếu vi khuẩn hay virus vào được cơ thể, lập tức các tế bào miễn dịch, thường là tế bào T đi vòng vòng tuần tra, sẽ đánh dấu các vi khuẩn như kẻ lạ và bật lên hệ thống báo động, kéo thêm các tế bào khác đến và tiêu diệt virus hay vi khuẩn. - Trường hợp virus HIV tấn công trực tiếp vào tế bào miễn dịch T, làm tê liệt hệ thống miễn dịch, dẫn đến bệnh nhân không có khả năng tự bảo vệ mình (bệnh HIV/AIDS được gọi là bệnh do hệ thống suy giảm miễn dịch mắc phải). Bệnh nhân HIV thường tử vong do nhiễm trùng vì không thể chiến đấu chống vi khuẩn, ví dụ như bệnh nhân HIV thường chết vì bệnh lao phổi nếu không dùng thuốc kháng virus liều cao (HAART) (2).

Vậy thì, chúng ta có thể cải thiện hệ miễn dịch (sức đề kháng) bằng cách nào?

# Chọn lối sống lành mạnh
- Đây là cách hiệu quả nhất vì cơ thể chúng ta sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong một cơ thể cường tráng, như có quân đội tinh nhuệ trong một quốc gia không tham nhũng. Cách sống lành mạnh đơn giản gồm
- Không hút thuốc, không uống rượu
- Ăn uống cân bằng (đủ rau cải, trái cây, ít đường, đủ nước..)
- Tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất để tạo ra hệ miễn dịch tốt
- Không tăng cân hay giảm cân
- Ngủ đủ giấc
- Rửa tay ít nhất 20 giây bằng nước và xà phòng
- Ăn thức ăn nấu chín
- Hạn chế stress và áp lực
- Giữ tinh thần tốt thông qua yoga, thiền, nghe nhạc

# Cẩn thận với các quảng cáo thuốc/thức ăn tăng cường hệ miễn dịch
- Chưa có nghiên cứu nào cho thấy các thuốc hay thực phẩm chức năng có hiệu quả tăng cường hệ miễn dịch. Trái lại, tăng thêm nhiều tế bào miễn dịch hay tế bào máu có khi làm hại cơ thể như tăng rủi ro đột quỵ, như một ví dụ trong bài nghiên cứu từ trường Harvard (3) khi các vận động viên cố tình thêm hồng huyết cầu vào cơ thể mình.

Điểm mấu chốt của hệ miễn dịch là sự chính xác và tinh nhuệ của các tế bào, không phải là con số vì khi số lượng bạch cầu tăng chưa chắc cơ thể sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn. Ví dụ như ung thư máu bạch cầu (leukemia). Ở bệnh này, số lượng bạch cầu tăng đột biến nhưng những tế bào này chưa trưởng thành đầy đủ, không có khả năng chiến đấu với vi khuẩn và virus, cuối cùng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh ung thư máu yếu hơn (4).
- Cho đến nay, các BS vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác là chúng ta cần bao nhiêu loại tế bào miễn dịch và tăng loại tế bào nào là tốt nhất. Chúng ta chỉ biết là các tế bào miễn dịch luôn làm việc chung với nhau, cái cần là tỉ lệ ổn định, chất lượng đồng đều, và có hệ thống các cơ quan khác (tim, phổi, thận, gan, da,..) khỏe mạnh để cùng hợp tác chiến đấu với hệ miễn dịch.

# Chích ngừa vaccine là một cách tốt cải thiện hệ miễn dịch
- Khi chúng ta lớn tuổi, hệ miễn dịch dần dần yếu đi. Các tế bào có thể sinh ra nhiều hơn nhưng chúng mất dần sự nhanh nhạy, chính xác, và khả năng tìm diệt virus và vi khuẩn. Vì vậy, các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu (do hút thuốc) hay bệnh nhân trên 65 tuổi thường được khuyên chích ngừa vaccine phổi như một cách để chỉ cho cơ thể biết cách nhận các vi khuẩn phế cầu (Pneumococcal). Nếu như các vi khuẩn sau này xâm lấn vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận ra nhanh và tiêu diệt các vi khuẩn này. Nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2010 cho thấy vaccine PCV13 đã bảo vệ 30,000 bệnh nhân mắc viêm phổi và ngăn ngừa ít nhất 3,000 người chết vì bệnh này (5).
- Nghiên cứu khác của CDC đăng trên tạp chí Nhi Khoa (Pediatrics) năm 2017 cho thấy giảm tỉ lệ tử vong do bệnh cúm influenza trên trẻ em đến 51% khi chích ngừa vaccine (6).

Tóm lại:
- Virus Corona hay virus khác/vi khuẩn thường sẽ bị hệ miễn dịch khỏe mạnh tiêu diệt.
- Cách ly bệnh nhân, ngăn ngừa lây bệnh qua đường hô hấp (rửa tay, đeo/tháo mặt nạ đúng) là cách tốt nhất để chiến đấu với dịch Coronavirus
- Hệ miễn dịch chúng ta giảm dần theo tuổi tác, chúng ta chọn cách sống lành mạnh và các biện pháp hỗ trợ khác như chích ngừa vaccine để tăng cường khả năng miễn dịch

Link thông tin:
1. https://www.immunology.org/public-information/bitesized-immunology/pathogens-and-disease/immune-responses-viruses
2. https://www.who.int/features/qa/71/en/
3. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system
4. https://www.hematology.org/Patients/Cancers/
5. https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/pneumo/public/index.html
6. https://www.cdc.gov/media/releases/2017/p0403-flu-vaccine.html

Bài viết đăng trên Facebook Dr. Wynn Tran

1/31/2020

Bệnh Cúm (Influenza)


Bệnh cúm  thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Đặc điểm của bệnh
1.1. Định nghĩa ca bệnh: Là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
1.2. Chẩn đoán phân biệt: Các bệnh đường hô hấp do vi rút cúm gây ra rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trong vụ dịch cúm đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm thì đa số các trường hợp bệnh nhiễm trùng hô hấp trên là do vi rút cúm. Do đó, trong vụ dịch, phát hiện bệnh thường dựa vào đặc điểm dịch tễ học.
1.3. Xét nghiệm
- Loại bệnh phẩm: Các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, mũi họng, dịch tiết hay rửa mũi họng.
- Phương pháp xét nghiệm: Các xét nghiệm chẩn đoán cúm bao gồm nuôi cấy vi rút, chẩn đoán huyết thanh học (phản ứng kết hợp bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu) tìm động lực kháng thể giữa hai thời kỳ khởi phát và lui bệnh, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm chẩn đoán thay đổi tùy thuộc vào phòng xét nghiệm, cán bộ xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng, loại bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, thời gian từ khi thu thập bệnh phẩm so với thời gian khởi phát bệnh... Giống như đối với bất kỳ một loại xét nghiệm nào, việc chẩn đoán xác định bệnh phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học.
2. Tác nhân gây bệnh.
- Vi rút cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A, B và C. Vỏ của vi rút bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành của vi rút cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên (antigenic shift). Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
- Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vì bản chất của vi rút cúm là lipoprotein, vi rút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C và các chất hoà tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn...Tuy nhiên, vi rút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 00C đến 40C sống được vài tuần, ở -200C và đông khô sống được hàng năm.
3. Đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh. Tỷ lệ tấn công của bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Trong các vụ dịch cúm hàng năm, 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính. Mặc dù khó có thể đánh giá đúng tình hình dịch, các vụ dịch cúm hàng năm thường gây 3-5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000-500.000 người chết hàng năm do bệnh cúm trên thế giới. Hầu hết, các trường hợp tử vong ở các nước phát triển xảy ra ở người già trên 65 tuổi. Hiện có rất ít thông tin về gánh nặng của bệnh cúm ở những nước nhiệt đới là nơi mà dịch xảy ra quanh năm và có tỷ lệ chết/mắc cao. Ví dụ trong một vụ dịch cúm ở Madagascar năm 2002, có hơn 27.000 ca bệnh được báo cáo trong vòng 3 tháng và có 800 trường hợp tử vong mặc dù đã có các đáp ứng can thiệp nhanh. Lịch sử loài người đã trải qua các vụ đại dịch cúm sau:
Tên đại dịch cúm    Thời gian    Số tử vong    Týp vi rút cúm  
Cúm Nga -  Châu Á    1889-1890    1 triệu         H2N2 (?)  
Cúm Tây Ban Nha    1918-1920    40 triệu    H1N1  
Cúm  Châu Á    1957-1958    1 đến 1,5 triệu    H2N2  
Cúm Hông Kông    1968-1969    0,75 đến 1 triệu    H3N2  
- Người ta nhận thấy rằng các đại dịch cúm xảy ra có tính chu kỳ khoảng từ 10 đến 40 năm. Hiện nay, các phân týp kháng nguyên của vi rút cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2 xen kẽ nhau hoặc một trong hai týp chiếm ưu thế tuỳ từng nơi. Vi rút cúm B biến đổi chậm hơn vi rút cúm A và do đó chỉ có một týp huyết thanh và không gây những vụ dịch lớn, với chu kỳ dịch từ 5-7 năm. Vi rút cúm C gây ra các trường hợp tản phát với triệu chứng lâm sàng không điển hình và các vụ dịch nhỏ ở địa phương.    
- Trẻ em 5-9 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, người già và nhóm người có nguy cơ cao. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.
4. Nguồn truyền nhiễm:
- Ổ chứa: Vi rút cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Trong đó, vi rút cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Tất cả các týp vi rút cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại. Nhìn chung, các vi rút cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho người trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với vi rút cúm người. Đối với bệnh cúm theo mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ là ổ chứa vi rút .
- Thời gian ủ bệnh: Ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày
- Thời kỳ lây bệnh:  Người bệnh đào thải vi rút khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát  và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng .
5. Phương thức lây truyền: Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm qua ho, hắt hơi. Vi rút vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng vi rút cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với vi rút gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những týp vi rút mới. Miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của vi rút cúm. Trẻ em, người già, người đang mắc các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác.
7. Các biện pháp phòng chống dịch
7.1 Biện pháp dự phòng
7.1.1. Giáo dục nhân dân và nhân viên y tế về vệ sinh cá nhân, đặc biệt về đường lây  truyền bệnh do ho, hắt hơi, tiếp xúc.
7.1.2. Biện pháp dự phòng đặc hiệu:
- Tiêm phòng vắc xin là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Nhiều loại vắc xin cúm đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình  trạng mất khả năng lao động do bị bệnh.
- Có 2 loại vắc xin cúm: vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin bất hoạt. Cả hai loại vắc xin này đều chứa các chủng vi rút được khuyến cáo hàng năm: vi rút cúm A(H3N2); vi rút cúm A (H1N1); và vi rút cúm B. Các thành phần của vắc xin hàng năm cần phải thay đổi dựa trên cơ sở chủng vi rút hiện tại đang lưu hành được phát hiện thông qua chương trình giám sát cúm toàn cầu. Ví dụ vắc xin mùa cúm 2007-2008 bao gồm các kháng nguyên: cúm A/Solomon Islands/3/2006 (H1N1), cúm A/Wisconsin/ 67/2005 (H3N2) và cúm B/Malaysia/2506/2004
- Cần phải tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa cúm. Những người nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm:
+ Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng và những người từ 65 tuổi trở lên;
+ Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
+ Phụ nữ sẽ có thai trong mùa bệnh cúm;
+ Những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.
+ Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân....
- Chống chỉ định dùng vắc xin đối với người có dị ứng với protein trứng hoặc với các thành phần khác của vắc xin.
7.1.3. Hoá dược dự phòng: Amantadine, rimantadine, zanamivir và oseltamivir có hiệu quả dự phòng hóa dược đối với cúm A.
7.2. Biện pháp chống dịch
- Báo cáo cho cơ quan y tế địa phương. Thông báo đặc điểm tác nhân gây bệnh bằng chẩn đoán phòng thí nghiệm nếu có thể.
- Cách ly: Không thực tế, vì chẩn đoán chậm trễ, trừ khi có xét nghiệm vi rút trực tiếp nhanh. Trong các vụ dịch do đông bệnh nhân, nên cách ly bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em) bị mắc cúm vào phòng riêng trong thời gian 5- 7 ngày đầu của bệnh.
- Sát khuẩn tẩy uế đồng thời: Không
- Dùng amantadine hoặc rimantadine để phòng cúm A.
- Điều tra quản lý người lành mang vi rút, người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm: Không cần thiết.
7.3. Nguyên tắc điều trị
- Hầu hết bệnh nhân cúm chỉ cần điều trị triệu chứng. Cơ thể sẽ loại trừ vi rút trong vài ngày. Kháng sinh như penicillin không có tác dụng diệt vi rút. Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng. Các thuốc này ngăn sự nhân lên của vi rút cúm. Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong 2 ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể  phòng được nhiễm bệnh hay giảm số ngày bị bệnh.
- Mặc dù amantadine và rimantadine được sử dụng trong nhiều năm qua, tương đối rẻ, có hiệu quả trong điều trị cúm A nhưng chúng thường gây nên tác dụng phụ ở người già sử dụng liều cao và có xu hướng dẫn đến kháng thuốc. Amantadine gây phản ứng phụ ở hệ thần kinh trung ương trong số 5-10% người uống thuốc. Phản ứng phụ có thể nặng hơn ở những người già hoặc những người bị suy thận. Những thuốc mới ức chế men neuraminidase như zanamivir and oseltamivir, có ít tác dụng phụ hơn và ít dẫn đến kháng thuốc hơn. Tuy nhiên, các thuốc này đắt hơn và không phổ biến ở nhiều nước. Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.
7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Đóng cửa trường học, nơi tập trung đông người, đóng cửa biên giới... không được coi là biện pháp phòng chống có hiệu quả.
Connect me on twitter. You'll get more udpates - https://twitter.com/ngovantrong
Join Our Newsletter